Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Phúc Sơn         Reply   Post Message
Date: Sat Jun 17 15:06:55 2006
Subject:  Đới Nghiệp Văng Sinh / bạn XTH
Post No:  3160     Reply to:   3143

##Nếu như chúng sanh có thể nương nhờ vào oai lực và bản nguyện của Phật Di-DDà để mà đới được tất cả các nghiệp (gồm cả thiện nghiệp lẫn ác nghiệp) trong đời này và cả những đời trước để có thể thoát khỏi luân hồi , văng sanh TPCL th́ tại sao nơi ấy (TPCL) c̣n có sự khác biệt của công đức tu hành và được thể hiện 1 cách rơ ràng qua 9 phẩm hoa sen ?
Các bạn tin vào chuyện "đới nghiệp văng sanh" có thể giải thích, làm sáng tỏ nghi vấn này không ?##

Cái câu hỏi này bạn XTH đă đưa ra từ đời kiếp nghiệp lai nào đó rồi, chứ không phải mới đây. Bạn XTH đă không tin Tịnh Độ Tông th́ bạn ấy nhất định không tin. Nay bạn ấy hỏi lại một lần nữa, là hỏi cho có chuyện mà thôi, chứ dù tôi có nói thế nào, dẫn chứng ra sao, th́ cũng như nước đổ đầu vịt, bạn ấy không tin là vẫn hoàn không tin.

Trong post 2360 (November 25, 2005) tôi đă đưa ra vấn đề này, mà rồi cũng đổ sông đổ bể thôi.

Nay bạn XTH lại hỏi nữa, th́ tôi cũng xin mạo muội tŕnh bày cho các bạn. Tôi xin phép cắt và dán một phần câu giả nhời của tôi từ post 2360. Tôi cũng xin bổ túc thêm với vài bài giảng của chư Tổ.

Bạn XTL nói với bạn XTH như ri (2338)
##Su+. giu'p ddo*~ na`y co' the^? la`m thay ddo^?i nghie^.p lu+.c va` ta^m thu+'c.##

Tôi xin góp ư như vầy.
Thay đổi tâm thức th́ có. Niệm Phật, cũng như tu tâm dưỡng tính, th́ tâm thức phải thay đổi chứ. Giữ danh hiệu Phật trong đầu, luôn nghĩ tưởng như Phật ngự trên đầu ḿnh, th́ tâm thức sẽ dần dần hướng thiện.
Thay đổi nghiệp lực? Tôi không rơ bạn muốn nói ǵ với chữ "thay đổi".
"Thay đổi nghiệp lực" mà có nghĩa là "xóa bỏ nghiệp quả" th́ không có chuyện đó. Danh hiệu muôn đức thật sự đấy, như không xóa sổ nợ được.
"Thay đổi nghiệp lực" mà có nghĩa là "đ́nh hoăn sự kết thành quả của nghiệp nhân" th́ có. Đó là cái lư "đới nghiệp văng sinh" trong pháp môn Tịnh Độ.

Nếu đem so một anh tu các môn khác, tu Thiền chẳng hạn, và một and tu Tịnh. Hai anh đều mới tu kiếp này, làm lành lánh dữ hoàn toàn, tu đến mức độ nghiệp dứt t́nh không. Anh tu Thiền th́ tâm vẳng lặng. Anh tu Tịnh th́ niệm Phật nhất tâm và cầu sinh TPCL.

Anh tu Thiền mà dù có được chính niệm đi chăng nữa, nhưng anh c̣n kẹt mấy cái nghiệp trong các đời quá khứ. Mấy cái nghiệp đó có thể nó tới nó đ̣i. Giỏi lắm th́ anh cũng chỉ được như ngài Tri Huyền, làm cao tăng hết đời này qua đời khác, cho tới khi đạo quá cao đức quá trọng, mới được tôn làm Ngộ Đạt Quốc Sư, để rồi bị cái oan gia 10 kiếp trước nó tới mà nó báo oán. Báo là báo vậy thôi, nhưng rồi nhờ công đức, cũng qua khỏi. Nhưng cũng bị trở ngại không ít. Nói tóm lại, phải trả nghiệp cho hết, dứt cho hết nghiệp từ vô lượng kiếp, th́ mới thành ngôi Diệu Giác.

C̣n anh tu Tịnh, niệm Phật cầu văng sinh. Phật theo bản nguyện, tới tiếp anh tu Tịnh sang cơi TPCL. Nghiệp kiếp trước anh chưa dứt, nhưng anh vẫn được văng sinh.
Không, nghiệp của anh vẫn c̣n sờ sờ đấy, nó chờ anh đấy. Nhưng nhờ công đức niệm Phật, công đức của danh hiệu Phật, công đức của Phật, nên các nghiệp nhân tạm thời không phát tác ra thành quả báo. Anh "đem theo nghiệp cũ" mà văng sinh sang TPCL.
Phật nói ai niệm danh hiệu ta th́ ta rước. Anh chàng kia niệm danh hiệu Phật, nên Phật rước. Nhân quả rơ ràng.
Khi nào anh thành Phật, anh sẽ trở lại để độ sinh. Lúc đó cũng là lúc anh trả mấy cái nghiệp mà anh "xin khất lại" từ hồi anh văng sinh TPCL. Nhân quả rơ ràng. Đức Thích Tôn há chẳng thị hiện trả nghiệp đấy hay sao?

Tôi xin tŕnh bầy 1 cách khác cho các bạn.
Khi c̣n sống hay khi lâm chung, các bạn chắc biết rơ là: nghiệp nào mạnh, chủ nợ nào có thế lực, th́ sẽ có lực kéo mạnh hơn, có uy thế để siết nợ sớm hơn.
Thí dụ như người ác mà hay gập chuyện hên điều lành, là v́ nghiệp ác hiện tại chưa đủ mạnh, mà cái nhân thiện khi xưa lại quá mạnh. Những nhân thiện kia làm "bia đỡ đạn", cản trở những quả báo ác của nghiệp ác hiện tại, nên quả báo thiện cứ thế ào ào mà tới. Dần dà, "cái bia đỡ đạn" kia bị soi ṃn, nghiệp thiện bị xài xể hết rồi, th́ quả báo ác mới ḷi ra.
Ngược lại, người hiền mà hay gập tai nạn trắc trở, là v́ nghiệp lành hiện tại chưa đủ, mà cái nhân ác chủ nợ ác khi xưa lại quá mạnh. Những nghiệp thiện ngày nay không đủ sức vượt qua ông chủ nợ ác, nên quả thiện không đâu mà bộc phát, mà quả báo ác cứ thế mà ào ào vô.

Công đức niệm Phật cũng như thế. Khi lâm chung, bệnh nhân nhất tâm niệm Phật, niệm hồng danh muôn đức, cầu Phật tiếp dẫn văng sinh, công đức vô lượng, thí như ông chủ nợ mạnh mẽ có thế lực. Cái công đức ấy, cái phúc đức nhân duyên ấy làm thành thiện căn, "ngăn trở" và "tŕ hoăn" những nghiệp ác, như ông chủ nợ mạnh, đ̣i được nợ trước ông chủ nợ yếu.

Nói tóm lại.
Hai bên khác nhau ở chỗ là:
1) Một bên th́ phải gột rửa nghiệp nhân cho thật sạch sành sanh, rồi mới thành Chính Diệu Giác.
2) Một bên th́ thành Diệu Giác rồi mới trả nghiệp.
Chư Tổ, sau khi ngộ đạo, đă thấy rơ cái căn cơ chúng sinh thời này, nếu để cho tu từ từ, kiếp này sang kiếp khác, rốt ráo th́ cũng xong đấy, nhưng quá lâu xa và nhiều trở ngại. Nên mới khuyên chúng sinh, nên nương theo bản nguyện của Phật Di Đà, mà cầu sinh TPCL, để cho sự tu hành có phần chắc chắn hơn.

Cái lư đới nghiệp văng sinh được dựa vào kinh văn mà có, chứ không phải ai ngồi buồn mà nghĩ ra để dụ dỗ thêm nhiều tín đồ về phe ḿnh, làng ḿnh hay là chùa ḿnh.

Có thể là bạn XTH tưởng lầm chuyện "đới nghiệp văng sinh" có nghĩa là sạch hết nghiệp rồi văng sinh, nên bạn ấy nghĩ rằng, sạch nghiệp th́ tất nhiên b́nh đẳng, sao lại có 9 phẩm cao thấp.
"Đới nghiệp" không có phải là sạch nghiệp, vỗ nợ đâu. "Đới nghiệp" có thể so sánh như là "khất nợ" vậy đó. Bi giờ chưa trả, sau này tôi sẽ trả, trả cả vốn lẫn lời, không thiếu ǵ cả.
C̣n chuyện 9 phẩm th́ cũng chẳng có ǵ là lạ cả. Niệm Phật càng nhiều bao nhiêu, th́ sạch phiền năo, đoạn hoặc nghiệp bấy nhiêu, tùy tŕnh độ sạch phiền năo, đoạn hoặc nghiệp, mà được văng sinh vào từng phẩm khác nhau.

_________________

http://www.niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang1.htm
7. Thư gởi ṭa báo Phật Học (lược trích)
Nhưng chúng sanh Mạt Pháp căn cơ hèn tệ, các pháp Thiền, Giáo chỉ cậy vào tự lực, khế ngộ c̣n khó, huống hồ liễu thoát? Chỉ có pháp môn Tịnh Độ cậy vào Phật lực, chỉ cần đầy đủ ḷng tin chân thành, nguyện thiết tha, dẫu là Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, cao dự hải hội.

http://www.niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang1.htm
17. Trả lời thư cư sĩ Cao Thiệu Lân (thư thứ ba)
Phật nói hết thảy pháp môn Đại, Tiểu, Quyền, Thật đều phải cậy vào công lực của chính ḿnh để đoạn Hoặc chứng chân mới thoát được sanh tử. Nếu c̣n sót mảy may Hoặc nghiệp, sanh tử quyết định khó ra. Do vậy, từ đời này sang đời khác, từ kiếp này qua kiếp khác, xoay vần tu tŕ, nếu có sức lực đầy đủ, tiến thẳng chẳng lùi, ắt được liễu thoát. Đa phần là đang giác chợt mê, tiến ít lùi nhiều trải kiếp số như bụi trần, chẳng thể xuất ly. Do vậy, ông lẫn tôi đến nay vẫn là phàm phu, đều là v́ không biết đến pháp môn Tịnh Độ độ khắp ba căn, chí cực viên đốn của Như Lai vậy.
................
Phật thương chúng sanh không sức đoạn Hoặc, khó liễu sanh tử; v́ thế riêng mở pháp môn hoành siêu cậy vào Phật từ lực đới nghiệp văng sanh. Bất luận đoạn Hoặc hay không, nếu đầy đủ ḷng tin chân thành, nguyện thiết tha tŕ danh hiệu Phật (đây là Chánh Hạnh) và tu tŕ các điều thiện, hồi hướng văng sanh (đây là Trợ Hạnh), không một ai chẳng được văng sanh. Dẫu kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, lâm chung tướng địa ngục hiện, nếu tâm thức không mê, nghe thiện tri thức dạy niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nếu niệm được mười tiếng, hoặc chỉ một tiếng, ngay khi đó mạng chung cũng được văng sanh (điều này chép trong Thập Lục Quán Kinh, Hạ Phẩm Hạ Sanh Chương là lời chân thành từ kim khẩu). Đă văng sanh liền được cao dự hải hội, vĩnh viễn thoát luân hồi; dần dần tấn tu viên thành Phật Quả. Tội nhân nghịch ác như thế nếu chẳng được nghe pháp chẳng thể nghĩ bàn này, trải kiếp số nhiều như vi trần, khó thoát khỏi địa ngục. Ngạ quỷ, súc sanh c̣n khó được sanh vào, huống ǵ lại được làm thân người để tu hành liễu sanh tử?
________________________

Tuy nhiên tuy nhiên và tuy nhiên, xin các bạn nhớ cho:
Buông lung giải đăi cả đời, mà mong khi lâm chung, xưng niệm 10 câu để được văng sinh, th́ chuyện đó không thể nào mà có được.
Những người phạm tội cực ác như Trương Thiện Ḥa, Hùng Tuấn, Duy Cung chí tâm niệm Phật mà được văng sanh là đều do túc duyên túc nghiệp đời trước, nay đă chín mùi, nên sui khiến cho thiện tri thức khuyên bảo niệm Phật.
________________________

http://www.niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm
26. Lời phổ thuyết ở Thiên Mă Viện, Hấp Phố
………………
Nếu như nói: ngũ nghịch, thập ác lâm chung mười niệm c̣n được văng sanh, sao cứ phải hằng ngày khư khư xưng danh? Thật lầm to quá! Hạng ngũ nghịch thập ác được văng sanh nói đến trong kinh phải là hạng trong quá khứ đă từng gieo trồng hạt giống Bồ Đề. Nếu không có hạt giống Bồ Đề, làm sao gặp được thiện hữu? Ví dù gặp thiện hữu khuyên lơn, cũng chẳng thể sanh ngay tín niệm, xưng niệm hồng danh được!
_____________________

Nếu cả đời tha hồ làm việc ác, mà mong khi lâm chung, tâm thần tỉnh táo để niệm Phật, th́ là chuyện viễn vông. Các bạn chẳng thấy cả trăm ngh́n vạn người, chết đột ngột không kịp niệm Phật, hoặc là chết v́ tâm thần mê loạn, hay sao?
Làm việc ác mà vô tâm, mà v́ tai nạn chứ không chủ ư làm ác, th́ c̣n tha thứ được. Đàng này, ỷ rằng có Phật đón đưa, mà cố thây cố xác làm việc ác, tức là ba nghiệp đều tạo việc ác, th́ đứa bé lên 3 cũng biết rằng không thể tha thứ được.

HT Tuyên Hóa cũng có lời dạy rơ ràng, chính xác và thiết thực như sau

http://www.niemphat.net/Luan/adidakinhluocgiai/hienthe.htm
Tín, Nguyện, Hạnh là ba thứ tư lương của người tu theo pháp môn Tịnh Độ, như người trước khi đi xa cần phải dự bị lộ phí và lương thực. Bạn muốn đi sang thế giới Cực Lạc cũng phải chuẩn bị ba thứ tư lương; trước tiên phải có ḷng tin, nếu không th́ sẽ không có duyên với thế giới Cực Lạc. Trừ việc tự tin nơi chính ḿnh, cũng phải tin ở người khác, tin nhơn, tin quả, tin sự, tin lư.
Thế nào là tin ở chính ḿnh? Đó là tin ở tự ḿnh quyết định có thể văng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, đừng nên khinh thường tự ti mà nói: "Tôi tạo rất nhiều tội, làm sao có thể sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây được?" Nghĩ như thế tức là không tin ở chính ḿnh. Không luận là ḿnh đă gây tạo ác nghiệp như thế nào đi nữa, đều có thể có cơ hội đới nghiệp văng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, nhưng mà nghiệp mang theo là nghiệp cũ chớ không phải nghiệp mới. Tội nghiệp đời trước có thể mang đi, nhưng chẳng thể mang đi ác nghiệp tương lai được. Những ác nghiệp gây tạo trước đây hiện tại đều cần phải sửa đổi; sau khi cải ác hướng thiện mới có thể văng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Người nào sau khi niệm Phật, lại không chịu sửa lỗi, vẫn tiếp tục tạo nghiệp, chẳng những không thể đới nghiệp văng sanh, mà ngay cả thế giới Cực Lạc phương Tây cũng không đi được. Cho nên niệm Phật, lạy Phật là gieo trồng nhơn lành để tương lai có thể thành Phật, chẳng phải là nói hiện đời mà được. Sở dĩ người tin theo Phật, chẳng nên biết rồi mà cố phạm. Khi chưa quy y Tam Bảo và tin Phật, đă lỡ tạo ác nghiệp c̣n có thể tha thứ. Nhưng sau khi tin Phật và quy y Tam Bảo rồi mà c̣n gây tạo tội nghiệp th́ tội ấy nặng thêm một bực, là do biết mà c̣n phạm. Cho nên phải tin nơi chính ḿnh có khả năng "cải hóa tự tân", th́ chắc chắn sẽ được văng sanh thế giới Cực Lạc phương Tây.
_________________________________
Cố HT Thiền Tâm, một bậc cao tăng cận đại ở Việt Nam, có lời dạy như sau:
http://www.niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu/chuong3.htm
3- Có kẻ lại nghi rằng: Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sanh về. Nh́n gẫm lại ḿnh, căn lành phước đức c̣n sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong ǵ đời này được duyên tốt văng sanh?
- Xin kính khuyên quư vị ngàn muôn lần chớ nên nghi như thế. Bởi khi các vị lần chuỗi niệm Phật được, là căn lành phước đức đă sâu dày rồi. Thử nghĩ lại xem, trên thế gian này biết bao nhiêu kẻ không nghe được danh hiệu Phật? Biết bao nhiêu người tuy nghe hồng danh đức A Di Đà, nhưng măi đoạt lợi tranh danh, đeo đuổi theo các điều trần nhiễm, không chịu niệm Phật? Nay các vị đă được nghe Phật pháp và chí tâm niệm Phật, há không phải là có căn lành phước đức lớn đó ư? Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo Di Lặc Bồ Tát: "Nếu có chúng sanh nào nghe danh hiệu đức Phật kia, vui mừng khấp khởi, cho đến một niệm, nên biết kẻ ấy được lợi lớn, đă đầy đủ phước đức vô thượng." Lời này đủ chứng minh: biết niệm Phật tức là đă có nhiều phước đức căn lành rồi. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có dẫn sự tích những người phạm tội cực ác như Trương Thiện Ḥa, Hùng Tuấn, Duy Cung và loài súc sanh như chim bát kha, anh vơ, chí tâm niệm Phật đều được văng sanh. Phước đức căn lành của quư vị đă vượt xa hơn những người ác và loại súc sanh kia. Vậy cần chi phải e ngại là ngay trong đời này không được sanh về Cực Lạc!
Trong kinh lại nói: "Chí thành xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, sẽ được tiêu tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử." Người niệm Phật nếu hằng giữ định tâm, tất sẽ phát huệ đồng như lối tu của các pháp môn khác. Hơn nữa, trên định tâm mà xưng danh hiệu Phật A Di Đà, th́ sự tiêu nghiệp chướng sanh phước huệ càng cao thắng chóng mau. V́ thế, Liên Tŕ đại sư đă khen pháp Niệm Phật là: đại thiền định, đại trí huệ, đại phước đức, đại thánh hiền. Theo Quán Kinh: người tạo tội ngũ nghịch thập ác khi lâm chung tướng địa ngục hiện, nếu chí thành xưng danh hiệu Phật A Di Đà cho đến mười niệm, th́ Ngài liền hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Từ một kẻ cực ác, chỉ dùng mười niệm mà được văng sanh, lên ngay ngôi Bất Thối Chuyển thật là điều rất hy hữu. Ấn Quang đại sư đă khen: "Pháp Niệm Phật bậc cực cao niệm đến một ḷng không loạn, chứng vào Tam Muội, kẻ cực thấp chỉ dùng mười niệm thành công, là điểm đặc sắc mà chưa thấy pháp môn nào có."
__________________________
Mong các bạn xem lời Phật ư Tổ, có tin th́ tiếp tục lăo thực niệm Phật, chưa tin th́ nên quán xét suy nghĩ xem có tin được không, không tin th́ mau mau dẹp qua một bên bỏ ngoài tai.
Bàn luận để đưa đến hiểu biết, để mở rộng kiến thức th́ nên. Bàn luận để mà đả phá lật đổ quan niệm th́ ngh́n vạn lần tôi xin là không nên. V́ sao? V́ chuyện này do các cao tăng thạc đức ngộ đạo dựa và lời Phật ư Tổ mà trùng tuyên, lại có chứng nghiệm rơ ràng, phàm phu thiển cận, lấy cái hiểu biết của con cóc ngồi dưới đáy giếng mà muốn hủy báng, th́ sẽ xẩy ra chuyện nhổ nước miếng lên trời, cầm bó đuốc cháy đi ngược chiều gió.

3161<--Next   Previous-->3159   View top 40 messages