Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Phúc Sơn         Reply   Post Message
Date: Sun Jun 11 21:35:07 2006
Subject:  Phật trong Phật ngoài / bạn Thiền Sinh
Post No:  3104     Reply to:   3103

##Bài viết của Ngẩu Ích đại sĩ mà bạn PS post lên, đọc kỷ không nói ra ngoài ư là niệm Phật bằng bản tâm ,chớ không khuyên hành già t́m Phật bên ngoài. Bên trong an tịnh (tự lực) th́ bên ngoài chư Phật tự nhiên hổ trợ không cần phải cầu xin##

Chư Tổ vẫn nói bệnh này là bệnh nhà Thiền, tự cho ḿnh tự lực là đầy đủ, không cần chư Phật tha lực tiếp dẫn.

http://www.niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm
24. Luận về Tŕ Danh Niệm Phật cửu phẩm văng sanh
Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi th́ không ǵ bằng tŕ danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc th́ lại không ǵ bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được văng sanh. Ḷng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mănh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được văng sanh.

## chớ không khuyên hành già t́m Phật bên ngoài. Bên trong an tịnh (tự lực) th́ bên ngoài chư Phật tự nhiên hổ trợ không cần phải cầu xin - bên trong không nhận biết bản tâm, v́ bị che phủ bởi trần cảnh, nghiệp lực, th́ cầu xin đời đời mản kiếp cũng không có Phật nào giúp được....? ##

http://www.niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm
15. Dạy Tạ Tại Chi
Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta quá khứ không khởi đầu, vị lai không kết thúc, hiện tại không ngằn mé, t́m chẳng thể được, nhưng chẳng thể nói là Không; ứng dụng thiên biến vạn hóa, nhưng chẳng thể nói là Có. Tam thế chư Phật, hết thảy chúng sanh đều không hai thể. Hư không mười phương, sát trần sai biệt đều là tướng phần được hiện trong tâm ta mà thôi. V́ thế, bốn loại Tịnh Độ đều chẳng ở ngoài tâm, nên gọi là "duy tâm". Nếu bảo Cực Lạc chẳng phải là tâm th́ hóa ra Tây phương ở ngoài tâm ư? Nhưng tâm ta đâu phải chỉ hạn cuộc trong Đông phương!
..................
Nếu lại có kẻ bảo: "Ngay nơi đây chính là Tịnh Độ, cần ǵ đến Tây Phương?" th́ liền vặn ngay: "Ngay lúc này đă ấm no, cần chi phải ăn cơm, mặc áo? Ngay nơi đây chính là phú quư, cớ ǵ phải kinh doanh, đỗ đạt? Ngay đây đă là học vấn, cớ ǵ phải đọc sách? Ngay nơi đây chính là đế kinh, cần ǵ phải lên mạn Bắc? Pháp thế gian đă chẳng bỏ được một mảy nào, sao lại muốn bỏ một ḿnh pháp xuất thế?"

27. Phạm Thất Ngẫu Đàm
..............
* Hiện thời, kẻ tri thức thường dạy người lợi căn tham thiền, dạy kẻ độn căn niệm Phật, nghĩ rằng: tham thiền chỉ thích hợp với thượng cơ, niệm Phật chỉ xứng với hàng trung, hạ. Nếu nghĩ Thiền chẳng độ được kẻ trung căn, hạ căn th́ là báng Thiền; cho là niệm Phật chẳng thích hợp với thượng cơ th́ chính là báng Giáo. Họ báng bổ cả Thiền lẫn Giáo, dấy động thành trào lưu khiến cho Thiền trở nên hư danh, nhưng cũng chẳng thực sự niệm Phật. Đáng buồn thay!
...............
* Có kẻ thiền giả hỏi tôi: "Sư tu tập công phu ǵ?" Đáp: "Niệm Phật". Kẻ ấy hỏi: "Niệm Phật để làm ǵ?" Đáp: "Để cầu sanh Tây Phương!" Thiền giả cười khẩy: "Sao chẳng chuyên chú nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ, mà lại dùng cái vọng niệm ấy để vọng cầu làm ǵ?" Tôi đáp: "Ông bảo Phật A Di Đà ở ngoài tánh, cơi Cực Lạc ở ngoài tâm ư? [Nếu vậy] th́ tâm tánh quá hạn hẹp rồi. Như vậy lời ông vừa bảo vô cầu vô niệm đó chẳng phải là chấp vào Không một cách xấu ác hay sao?"

* Người ta bảo tham Thiền ắt ngộ đạo, chẳng cần cầu sanh Tây Phương. Niệm Phật là sanh về Tây, chưa chắc ngộ đạo được. Họ biết đâu rằng người đă ngộ rồi c̣n chẳng thể chẳng sanh Tây Phương (*), huống là kẻ chưa ngộ ư? Hơn nữa, Thiền giả muốn sanh về Tây Phương, bất tất phải đổi sang niệm Phật. Chỉ cần đầy đủ tín - nguyện th́ tham Thiền chính là hạnh Tịnh Độ.
Hơn nữa, niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, Năng lẫn Sở đều mất chính là đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, há chẳng phải là ngộ đạo hay sao? V́ thế, tham Thiền hay niệm Phật đều có thể ngộ đạo, đều có thể sanh về Tây Phương. Nhưng có nghi th́ tham, không nghi th́ niệm, tự châm chước ngay trong lúc mỗi người tu tập mà thôi!

26. Lời phổ thuyết ở Thiên Mă Viện, Hấp Phố
...................
Kinh Kim Cang nói như huyễn, như mộng là để phá những thứ phàm, ngoại và hai thứ chấp: Ngă Chấp, Pháp Chấp. Bởi mộng cảnh tuy là Không, nhưng mộng tâm chính là giác tâm. Huyễn sự tuy là Không, nhưng huyễn vốn chẳng hoàn toàn là giả. Bọt nước tuy chẳng thật, nhưng phải đâu không là nước. Bóng dáng tuy không thực, nhưng nào phải không có chất.
V́ thế, biết được rằng: tuy lục phàm sanh tử qua lại như huyễn, như mộng, nhưng Phật tánh vẫn chẳng đoạn diệt, chỉ thường chẳng biết hay đó thôi! Bồ Tát hiểu rơ một niệm tâm tánh hiện tiền, xưa nay thường hằng, chẳng sanh, chẳng diệt, trên th́ bằng với chư Phật, dưới th́ bằng với chúng sanh. Dù chẳng muốn thượng cầu hạ hóa cũng chẳng thể được.
......................

(*) người đă ngộ rồi c̣n chẳng thể chẳng sanh Tây Phương: chư vị Bồ Tát ở 41 ngôi vị, quả là bậc ngộ đạo, thế mà nơi hội Hoa Nghiêm, c̣n phải cầu sinh Tây Phương Tịnh Độ, nữa là hàng phàm phu.


3105<--Next   Previous-->3103   View top 40 messages