Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Phúc Sơn         Reply   Post Message
Date: Sat Mar 18 12:29:08 2006
Subject:  Ai bài bác ai / bạn XTH
Post No:  2811     Reply to:   2806

##Cho ne^n tho*`i nay dda.o hu*~u Phu'c-So*n cu~ng co' the^? ba`i ba'c ca? su*. hie^?u bie^'t cu?a Su* O^ng Thi'ch Nha^'t Ha.nh, ma` ne^'u nhu* co' ai kho^ng nha^.n tha^'y nhu*~ng su*. ba`i ba'c ddo' la` ho*.p ly' le~ thi` cu~ng chi? ne^n tru*.c tie^'p tha?o lua^.n vo*'i dda.o hu*~u PS tre^n tu*`ng va^'n dde^` ,##

Nay các bạn muốn biết tôi bài bác Sư Ông của bạn XTH như thế nào thì tôi xin trình bày 2 điểm sau đây:

A) Phật A Di Đà và pháp môn Tịnh Độ:
Vào khoảng tháng 3 năm 2005, thầy Nhat Hanh có bài giảng, mà tôi xin chép cái link như sau:
http://www.langmai.org/TaiLieu/LaThuLangMai/LaThu28/TinhDo.htm

Trong bài giảng đó có phần như sau:
“Trong thời gian Bụt còn tại thế thì danh hiệu đức A Di Đà chưa được nhắc tới. Trong thời vua A Dục, thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, thì đạo Bụt đã được truyền qua Iraq, Iran và Afganistan. Đạo Bụt cũng đã tiếp thu được những yếu tố văn hóa của các nước để có thể thích ứng với môi trường, xã hội và văn hóa của các nước đó. Thời xưa ở Iran đã có tín ngưỡng thờ mặt trời, và cái ý niệm vô lượng quang, vô lượng thọ đã có sẵn trong truyền thống tâm linh của những đạo giáo bản xứ. Cho nên Tịnh Độ của đức A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ cũng là một pháp môn phẩm của đạo Bụt để thích ứng với môi trường văn hóa của Iran. Nhờ tiếp thu được với những nền văn hóa trong nội địa và xung quanh nên đại thừa đã được phát sinh và vì vậy đạo Bụt có thể đi khắp thế giới.”

Vào ngày 25 tháng 12 cùng năm 2005, Hòa Thượng Trí Chơn, thuộc Phật Học Viện Quốc Tế, nhân ngày khánh đản đức Di Đà, có bài giảng, bắt đầu như sau
"Pháp môn niệm Phật không phải sau khi đức Phật nhập Niết bàn rồi mới được xiển dương, mà có khi Ngài còn tại thế; và nơi mà Ngài đầu tiên nói tới pháp môn này là trước cửa một nhà tù của vua A Xà Thế, nơi mà nhà vua giam giữ bỏ đói cả cha mẹ mình !", Hòa Thượng Trí Chơn mở đầu phần giảng pháp, trong sự theo dõi chăm chú của các Phật tử.

Từ thuở tôi biết nghe giảng tới giờ, bây giờ là lần đầu tiên tôi nghe một vị tu sĩ Phật Giáo, khi giảng về một pháp môn do Phật dạy, mà lại phải nhấn mạnh là do Phật dạy trong lúc Phật còn tại thế. Ơ hay, “pháp môn do Phật dạy”, mà chẳng phải là do Phật dạy khi Ngài còn tại thế, thì Ngài giảng vào lúc nào bây giờ? Tôi xin speculate như sau: câu này của HT Trí Chơn là dùng để đính chính hay trả lờI cho câu tuyên bố ở trên của thầy Nhat Hanh. Nếu không phải như thế thì, mô Phật, tôi xin sám hối.

Thứ nhất: các kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, A Di Đà, Pháp Hoa, là những kinh Phật nói, đều nhắc tới danh hiệu A Di Đà. Mà nay thầy Nhat Hanh dựa vào các sử gia học giả mà nói rằng Phật không hề nhắc tới.

Thứ hai: qua bao nghìn năm, bao nhiêu tổ sư thạc đức dựa vào các kinh trên mà hoằng truyền Tịnh Độ vì họ thâm tín rằng đấy là lời Phật dạy, và họ không hề nghĩ quẩn rằng đấy là những kinh ngụy tạo, từ ảnh hưởng ngoại giáo.
Theo như mấy điểm trên, tôi xin dành phần phán đoán cho các bạn, rằng tôi bài bác thầy Nhat Hanh hay là thầy Nhat Hanh bài bác lời Phật và lời các bậc tiền bối của thầy Nhat Hanh.

B) Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trong quyển “Tương Lai Thiền Học Việt Nam”, dưới dạng một bức thư gửi cho Hòa Thượng Thanh Từ (mà trong thư gọi là “am chủ”), thầy Nhat Hanh đã có những nhận xét về kinh Thủ Lăng Nghiêm như sau:
“Nhân nói đến kinh Lăng Nghiêm Tam Muội, tôi nhớ lại một điều muốn nhắn với am chủ đã lâu, mà chưa có dịp. Đó là vấn đề nguồn gốc của kinh Lăng Nghiêm. Lăng Nghiêm Tam Muội (Suramgamesamadhi) là kinh có nguồn gốc Phạn Ngữ, đã được dịch nhiều lần ra Hán Văn. Kinh cũng đã được dịch ra Tạng Văn. Bản Hán dịch đầu được thực hiện vào thế kỷ thứ hai Tây Lịch. Bản lưu truyền hiện nay là bản của Cưu Ma La Thập dịch vào cuối thế kỷ thứ tư, tức là kinh thứ 642 trong Đại Tạng Tân Tu. Còn kinh Lăng Nghiêm thường được lưu truyền rộng rãi ở xứ ta là một thứ Lăng Nghiêm không có nguyên bản Phạn Ngữ. Kinh này tên là “Đại Phật Đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm”. Đó là một kinh được biên soạn tại Trung Hoa vào đời Đường, đầu thế kỷ thứ tám. Kinh này là kinh thứ 945 trong Đại Tạng. Điều này đã được các học giả có uy tín về Phật Giáo Sử thừa nhận. Nói để biết vậy thôi chứ tôi không nghĩ rằng kinh biên tập ở Trung Hoa ít giá trị hơn kinh biên tập ở Ấn Độ. Ai cũng có quyền nghĩ rằng mình hiểu được tư tưởng của Phật hơn những người khác.”

Khi tôi trình bày bài này, thì bạn XTH vộI bào chữa rằng: thầy Nhat Hanh muốn nói rằng nguyên bản Phạn Ngữ bị thất lạc sau khi phiên dịch. À, bạn XTH thật là giỏi nhỉ, biết là có nguyên bản, và cũng biết là nguyên bản bị thất lạc sau khi phiên dịch. Thế thì thầy Nhat Hanh giỏi giang như thế,, sao lại không nói rõ ràng như vậy, mà lại đi nói rằng: đấy là một “thứ” Lăng Nghiêm không có nguyên bản.

Cố HT Tuyên Hóa có lời lẽ thống thiết như sau:
Kinh Pháp Diệt Tận nói: "Thời Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm diệt trước, các kinh điển khác dần dần diệt sau."
Tại sao Kinh Lăng Nghiêm bị diệt trước? Vì kinh này giảng đạo lý rất chân thực, thiên ma ngoại đạo không chịu nổi, cho nên chúng dùng đủ cách để phá hoại, tiêu diệt. Ðầu tiên, chúng tạo ra lời đồn xuyên tạc, nói rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải từ kim khẩu Phật thuyết ra, mà là do người đời sau ngụy tạo. Ðó là cách nói hàm hồ xuyên tạc của ngoại đạo, dùng những thủ đoạn xấu xa, cố ý phá hoại "chân kinh."
Nội dung của Kinh Lăng Nghiêm là thuyết minh Bốn điều thanh tịnh minh hối, Năm mươi cảnh giới ấm ma, và lời thuật lại của hai mươi lăm bậc Thánh về sự tu hành viên thông của mình. Toàn thể bộ kinh có thể ví như tấm "kính chiếu yêu", khiến cho yêu ma quỷ quái, bàng môn ngoại đạo, đều phải hiện nguyên hình, không chỗ ẩn núp. Cho nên, chúng ta không nên tin tưởng vào những lời xuyên tạc, đồn đãi rằng Kinh Lăng Nghiêm là "ngụy kinh."
Mấy năm gần đây, có một số học giả vô trí và giáo đồ ngu xuẩn, không nhận thức được Phật Giáo, không hiểu rõ Phật Học, mà dám đặt điều nói càn, ngông cuồng chỉ trích lời dạy của bậc Thánh nhân. Những người vô trí vô thức này vì không có trí huệ để phân biệt được chân ngụy, nghe người ta nói sao thì nói hùa theo như vậy, chỉ biết "vẽ đường cho giặc chạy", cổ võ người khác làm điều xấu, nên mới lộng ngôn nói rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải là lời Phật thuyết!
Hôm nay tôi bảo đảm với quý vị một điều: bảo đảm rằng Kinh Lăng Nghiêm đích thật là "chân kinh"! Nếu Kinh Lăng Nghiêm là "ngụy kinh", thì tôi nguyện đọa địa ngục vì mình đã không nhận thức được Phật Giáo, "lấy giả làm chân", cho nên cam tâm tình nguyện nhận chịu quả báo.
Tôi cầu mong những người phê bình Kinh Lăng Nghiêm là ngụy kinh sẽ mau mau sám hối, sửa đổi lỗi lầm, nếu không, nhất định sẽ bị đọa vào địa ngục cắt lưỡi!

Trong suốt 2000 năm, không hề có một vị nào nghi ngờ rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm không phải là kinh dịch thuật từ nguyên bản Phạn Ngữ do chư tôn giả kết tập từ Phật ngôn.
Trong suốt 2000 năm, chỉ có một mình thầy Nhat Hanh là người có đủ trí khôn học hạnh để biết rằng kinh ấy là kinh biên soạn ư? Các tổ sư, các bậc thầy khả kính của thầy Nhat Hanh đều là hạng ngu dốt thiếu học cả hay sao? Nếu giả tỷ mà chư lịch đại tôn đức có biết là kinh biên soạn, thì tại sao họ lại không tuyên bố? Hay lại chỉ có thầy Nhat Hanh mới là người thông kim bác cổ biết thời cơ mà tuyên bố chăng?

Lại một lần nữa, tôi xin dành toàn quyền phán đoán cho quý bạn về việc bạn XTH nói rằng tôi bài bác thầy Nhat Hanh. Các bạn cứ tự tiện mà xem những điểm trên và tự đặt lấy kết luận là tôi bài bác thầy Nhat Hanh hay là thầy Nhat Hanh bài bác lời Phật dạy và lời các bậc tiền bối của thầy.

##tha^`y Ti.nh Tu*`(tu vie^.n Kim So*n CA), va` nhie^`u vi. DDa.i DDu*'c, Su* Co^, Ta(ng, Ni dda~ cu`ng nhau ho*.p ca …. lo*`i ba`i ha't a^'y la^.p ddi, la^.p la.i ra(`ng : "...Ti.nh-DDo^. la` dda^y, dda^y la` Ti.nh-DDo^. ..." , va` to^i hie^?u lo*`i ca ddo' co' y' no'i ra(`ng ne^'u ta^m ta thanh ti.nh thi` hie^.n ta.i o*?no*i ma?nh dda^'t Sa-Ba` na`y cu~ng ddang la` Ti.nh-DDo^., chu*' cha(?ng pha?i tro^ng va`o 1 co~i xa xo^i na`o kha'c !##

Tôi không phủ nhận rằng tâm thanh tịnh, thì ngay cõi này đây cũng cực kỳ khoái lạc rồi, chứ chẳng cứ là chỉ có cõi Cực Lạc mới là cực kỳ khoái lạc thôi.

Trong post 2779 tôi đã nói như vầy rồi:
"Tôi có CD của thầy Tịnh Từ, tụng khóa sáng, trong phần phục nguyện có những câu như sau:
"Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sinh
Tốc văng bổn tôn Cực Lạc Quốc"
..............
"Thượng chúc hữu tình đồng sinh Cực Lạc Quốc
Phổ nguyện đồng sinh Cực Lạc Quốc"

Nếu Ngài không cầu sinh Cực Lạc, không tin có cõi Cực Lạc, thì tại sao ngài lại muốn xúi người ta sinh Cực Lạc?

2812<--Next   Previous-->2810   View top 40 messages