Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Vạn Pháp Reply Post Message Date: Sun Sep 8 23:10:39 2002 |
Subject: Phật Học, Học Phật |
Post No: 1039 Reply to: 1038 |
Tiếp Theo Phần Trước....... Quyển sách nầy, tác giả đă dự định viết ra từ lâu rồi, trước đây có trên hai mươi lăm năm ( khoảng 1939 ) nhưng mỗi khi cầm bút viết được đôi mươi hàng, là đă phải để bút xuống, không c̣n đủ can đảm viết thêm được nữa. Là bởi.... cảm thấy rằng: càng nói lại càng thấy ḿnh nói không đúng với điều ḿnh muốn nói, càng thấy ḿnh càng tự mâu thuẫn thêm lên.... Danh từ dùng trong giới nhị nguyên quả không làm sao tả nổi những ǵ ta chỉ có thể cảm được mà không thể nói ra được về cái Chân Lư Tuyệt Đối của Chân Như. Ôi! Danh từ chỉ là danh từ, và chỉ là danh từ mà thôi! Lăo Tử nói rất đúng: " Tri giả, bất ngôn; Ngôn giả, bất tri. " ( Biết, th́ không nói; Nói, là không biết ). Cảnh giới Chân Như chẳng phải là chổ ngôn ngữ văn tự có thể bày tỏ ra được, và bởi thế mà Thích-Ca sau khi thuyết pháp xong, liền phủ định công việc thuyết pháp của ḿnh. Ngài nói: " Ta đă ṛng ră bốn mươi chín năm thuyết pháp, nhưng chưa từng nói một lời nào! " Lục Tổ Huệ Năng không nói khác hơn: " Nếu ta nói có pháp cho ngươi, đó là ta đă dối ngươi rồi vậy! " Sở dĩ chư Tổ, cũng như chính Như Lai trịnh trọng tuyên bố như thế, là v́ không muốn để cho chúng sinh sa vào cái lầm " nhận ngón tay chỉ trăng là mặt trăng. " Tuy vậy, phương tiện của văn tự cũng không thể nào bỏ được, v́ không có văn tự th́ không làm sao quảng độ được chúng sinh. Theo kinh Duy-Ma-Cật th́ " sau khi đă chứng nhập Niết-Bàn, vào được cảnh giới Chân Như Tuyệt Đối th́ văn tự cũng lại trở thành " giải thoát tướng ". Bởi thế mà ngôn ngữ văn tự của Phật đă dùng đều từ Như Lai Tạng, Chân Thể, hay Chân Như, Phật Tánh - mà tuôn ra, chẳng thể nào đem so sánh với ngôn ngữ văn tự thường được. Như những danh từ " niệm ", hay " thức " chẳng hạn.... Có cái " niệm " của Lư-Trí ( Tâm-Sai-Biệt ) và cái niệm của Bát-Nhă ( Tâm-Vô-Sai-Biệt ). Đă nói đến " niệm ", " thức " là dĩ nhiên đă nói đến sự phân chia rồi... và bởi vậy, để tránh sự hiểu lầm, mới có những danh từ " niệm vô-niệm ", " thức vô-thức " để ám chỉ cái " niệm ", cái " thức " thuộc về cảnh giới Tuyệt-đối. Không rỏ được cái chỗ miễn cưỡng phải tạm dùng đến văn tự, nên một phần đông những nhà nghiên cứu Phật-học thường bị " mắc " theo văn tự mà cho rằng Phật-học đầy mâu thuẫn và khó hiểu. Văn tự của giới tương-đối nhị nguyên, mà nhập thể vào Tuyệt-đối.... th́ tuy vẫn cũng là văn tự ấy, nhưng đă hoán-cốt và thoát-hóa, biến thành Tuyệt-đối. Không khác nào đóa hoa sen, tuy bắt rễ trong bùn, nhưng khi ra khỏi mặt nước lại khoe sắc đẹp nhă hương thơm ngào ngạt; sinh nơi bùn nhưng không nhiễm chút nào mùi bùn. Cho nên mới nói: Vào được cảnh giới Chân-Như th́ văn tự trở thành " giải thoát tướng " ! Văn tự, tuy khả năng hẹp thấp, nhưng nếu có thể nhân ngón tay mà thấy được mặt trăng, th́ văn tự vẫn là hữu dụng. Đó là phép " dĩ huyễn độ chân ". Tuy nhiên, nếu đă được cá mà chẳng biết quên nôm; được ư mà chẳng biết quên lời, như Trang Tử đă ví, th́ món văn tự sao khỏi chưa từng làm lụy người học Phật. Cho nên chỗ dở của văn tự là chỗ ta chẳng biết nắm lấy nó " chấp " và buông bỏ nó " xả " cho kịp thời, cho đúng lúc. Xin Xem Tiếp Phần Kế............. |