Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Vạn Pháp Reply Post Message Date: Sun Sep 8 23:08:31 2002 |
Subject: Phật Học, Học Phật |
Post No: 1038 |
Tôi xin retype lại vài những đoạn văn từ một trong những cuốn sách mà tôi ưa thích nhất. Nếu có sự ủng hộ nhiệt t́nh từ các bạn và các đạo hữu khác, th́ tôi sẽ retype từ đầu đến cuối. LỜI NÓI ĐẦU Thật đáng tiếc người đứng ra sáng lập Phật-Giáo suốt một đời thuyết pháp, không hề lưu lại một chữ nào cả. Người sau muốn nghiên cứu giáo thuyết của Ngài, không biết lấy đâu làm căn cứ. Bởi vậy, sau khi Ngài nhập diệt, các tín đồ chia ra làm hai bộ phái: một bộ phái lo ghi lại một cách hết sức trung thành từng lời nói của Ngài và một bộ phái " bất lập văn tự " lo t́m hiểu thêm những ẩn ư thâm trầm mà hoàn cảnh và căn trí của chúng sinh chưa cho phép Ngài thổ lộ. Và biết đâu, cái mà trên đây đă nói " đáng tiếc không có một chữ nào lưu lại ", lại chẳng phải là cái rất may cho Phật-học, v́ nhờ đó mà nó không bị " trụ " vào văn-tự, và cũng nhờ thế mà Phật-học mới được rực rỡ muôn màu như hạt ngọc kim-cương! Tóm lại, học Phật có nhiều phương pháp: - Hoặc hẹp lại, lựa trong các tông phái, phái nào hạp với ta, th́ theo và nghiên cứu: - Hoặc rộng ra, t́m trong tất cả mọi tông phái những ǵ có thể là căn bản chung để t́m ra những nguyên lư chung, nghnghĩa là t́m ra cái tinh hoa chung của Phật-học, mà bất cứ phái nào, Tiểu-thừa hay Đại-thừa, cũng đều nh́n nhận: Tác giả đă theo cách sau, nên bất kể là những tông phái nào ( Tiểu-thừa hay Đại-thừa ) đều xem chung như một khối, nêu lên những tiểu dị, và nhấn mạnh ở những mối đại đồng. Và như thế, tác giả đă làm một công việc không c̣n tánh cách tŕnh bày khách quan nữa, mà thật ra, đưa những nhận xét có chiều chủ quan hơn, nghĩa là theo sự hiểu biết riêng ḿnh. Đó là điều không thể tránh được khi muốn hiểu Phật-học một cách sâu xa tế nhị. Phật-học, như tất cả mọi thứ " học " của Đông Phương là một Đạo-học, nghĩa là không thề chỉ dùng Trí mà phải dùng cả Tâm để hiểu nó và sống với nó. Bằng học Phật chỉ để thỏa măn óc ṭ ṃ ham hiểu biết mà thôi, th́ chắc chắn sẽ chỉ hiểu h́nh thức của nó, chứ không làm sao hiểu được cái tinh thần sâu sắc của nó được. Cái khó nhất của Phật-học là ở chỗ lựa chọn kinh sách trong cái kho kinh luận như rừng của Phật-học. Chỉ nh́nh qua kinh sách đủ thấy " ngộp thở " rồi! Cái khó kế đó là cái " nạn " danh từ chuyên môn của Phật-học. Người không quen với những danh từ chuyên môn sẽ bị chận lại từng đoạn đường, và v́ thế mà không làm sao thấy rơ được những mối liên lạc giữa nhiều giáo phái khác nhau, lại thường chống báng nhau, mà kỳ thật, không hề chống nhau. Và như vậy, để người mới bước chân vào con đường Phật-học khỏi phải ngỡ ngàng, cần phải có một quyển tạm gọi là tinh hoa trong đó được tŕnh bày một cách đơn giản và dể hiểu với những danh từ thông thường tất cả những ǵ gọi được là tinh túy của Phật-học một cách không quá chuyên môn, nhưng cũng không kém phần chi tiết. Xin Xem Tiếp Phần Kế..................... |