Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Tín nữ         Reply   Post Message
Date: Wed Jun 21 19:36:57 2006
Subject:  Kinh thật hay giả?/ban PS
Post No:  3195     Reply to:   3192

Gởi bạn PS,

##http://www.langmai.org/TaiLieu/LaThuLangMai/LaThu28/TinhDo.htm
"Khi học về tư tưởng Phật giáo, chúng ta thấy rơ rằng trong thời Đức Thế Tôn c̣n tại thế, các thầy các sư cô đă tu với mục đích để đạt được quả vị A La Hán, thoát ly sinh tử. C̣n quư vị Phật tử cư sĩ th́ tu để có hạnh phúc và để được sanh ra về cơi Trời hay ít nhất là cơi Người, chứ chưa nghe nói tới cơi Tịnh Độ. Trong thời gian Bụt c̣n tại thế th́ danh hiệu đức A Di Đà chưa được nhắc tới. Trong thời vua A Dục, thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, th́ đạo Bụt đă được truyền qua Iraq, Iran và Afganistan. Đạo Bụt cũng đă tiếp thu được những yếu tố văn hóa của các nước để có thể thích ứng với môi trường, xă hội và văn hóa của các nước đó. Thời xưa ở Iran đă có tín ngưỡng thờ mặt trời, và cái ư niệm vô lượng quang, vô lượng thọ đă có sẵn trong truyền thống tâm linh của những đạo giáo bản xứ. Cho nên Tịnh Độ của đức A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ cũng là một pháp môn phẩm của đạo Bụt để thích ứng với môi trường văn hóa của Iran. Nhờ tiếp thu được với những nền văn hóa trong nội địa và xung quanh nên đại thừa đă được phát sinh và v́ vậy đạo Bụt có thể đi khắp thế giới."

("Tương Lai Thiền Học Việt Nam" trang 24-25)
Nhân nói đến kinh Lăng Nghiêm Tam Muội, tôi nhớ lại một điều muốn nhắn với am chủ đă lâu, mà chưa có dịp. Đó là vấn đề nguồn gốc của kinh Lăng Nghiêm. Lăng Nghiêm Tam Muội (Suramgamesamadhi) là kinh có nguồn gốc Phạn Ngữ, đă được dịch nhiều lần ra Hán Văn. Kinh cũng đă được dịch ra Tạng Văn. Bản Hán dịch đầu được thực hiện vào thế kỷ thứ hai Tây Lịch. Bản lưu truyền hiện nay là bản của Cưu Ma La Thập dịch vào cuối thế kỷ thứ tư, tức là kinh thứ 642 trong Đại Tạng Tân Tu. C̣n kinh Lăng Nghiêm thường được lưu truyền rộng răi ở xứ ta là một thứ Lăng Nghiêm không có nguyên bản Phạn Ngữ. Kinh này tên là “Đại Phật Đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm”. Đó là một kinh được biên soạn tại Trung Hoa vào đời Đường, đầu thế kỷ thứ tám. Kinh này là kinh thứ 945 trong Đại Tạng. Điều này đă được các học giả có uy tín về Phật Giáo Sử thừa nhận. Nói để biết vậy thôi chứ tôi không nghĩ rằng kinh biên tập ở Trung Hoa ít giá trị hơn kinh biên tập ở Ấn Độ. Ai cũng có quyền nghĩ rằng ḿnh hiểu được tư tưởng của Phật hơn những người khác.##

Tôi thật không hiểu lư do nào mà tác giả lại viết như trên? Chớ theo chỗ tôi biết th́ 2 Kinh trên đă lưu hành từ hàng ngàn năm qua và các đạo tràng trên thế giới đểu kính cẩn dùng 2 Kinh này để gảing dạy và làm khuôn vàng thước ngọc để tu hành.
Hơn nữa nếu cho là do người đời sau đặt ra th́ thử hỏi mấy ngàn năm trước có phàm nhân nào mà đủ trí huệ to lớn như vậy để đặt ra kinh này?? và nếu so về nội dung th́ 2 Kinh này hoàn toàn phù hợp với 3 tạng kinh điển mà Phật giảng trước đó không mảy may nhỏ nào mâu thuẩn. Câu hỏi là phàm nhân nào mà lại có đại trí lực của chư Phật để đặt ra 2 Kinh trên, mà cả thế giới không ai biết tên bậc vĩ nhân ấy?
Một vài thiển ư đóng góp để trả lời câu hỏi của bạn PS và của tác giả nào viêt 2 bài trên.
Tín nữ.

3196<--Next   Previous-->3194   View top 40 messages