Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Phúc Sơn Reply Post Message Date: Tue May 30 10:58:41 2006 |
Subject: Thiền Sinh! Ðọc Chơi |
Post No: 3056 Reply to: 3055 |
##và bạn sẻ hiểu rỏ Kinh Di Đà hoàn toàn khác những cảm nghĩ của bạn bấy lâu nay.## Chắc chắn là tôi đã, đang và sẽ hiểu kinh A Di Ðà khác hẳn với cách bạn hiểu. Lý do dễ hiểu là tôi tin rằng kinh A Di Ðà do chính đức Thích Tôn thuyết giáo. Còn bạn Thiền Sinh thì tin rằng kinh A Di Ðà là sáng tạo phẩm của đời sau, do ảnh hưởng Iran mà thêm thắt bịa đặt ra. http://www.langmai.org/TaiLieu/LaThuLangMai/LaThu28/TinhDo.htm "... chứ chưa nghe nói tới cõi Tịnh Độ. Trong thời gian Bụt còn tại thế thì danh hiệu đức A Di Đà chưa được nhắc tới. Trong thời vua A Dục, thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, thì đạo Bụt đã được truyền qua Iraq, Iran và Afganistan. Đạo Bụt cũng đã tiếp thu được những yếu tố văn hóa của các nước để có thể thích ứng với môi trường, xã hội và văn hóa của các nước đó. Thời xưa ở Iran đã có tín ngưỡng thờ mặt trời, và cái ý niệm vô lượng quang, vô lượng thọ đã có sẵn trong truyền thống tâm linh của những đạo giáo bản xứ. Cho nên Tịnh Độ của đức A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ cũng là một pháp môn phẩm của đạo Bụt để thích ứng với môi trường văn hóa của Iran...." Ngoài ra, bạn Thiền Sinh chắc cũng tin rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh ngụy tạo luôn nữa. Xin bạn cứ xem quyển "Tương Lai Thiền Học Việt Nam" của thầy Nhat Hanh thì sẽ rõ. Ở máy vi tính này, tôi không có bản sách đó. Khi thuận tiện, tôi sẽ trình bày cho bạn và các bạn khác rõ. Ðó, bạn và các bạn xem đó, một người tin Phật và tin tất cả các kinh sách đều do Phật nói. Còn một người tin Phật, nhưng chỉ tin rằng Phật nói vài quyển kinh thôi, còn ngoài ra là đời sau sáng tác, chế biến, ngụy tạo ra. Như thế thì hai người đó không thể làm sao mà hiểu nhau được, nói lắm cũng thành chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ông nói gà bà nói vịt, mà thôi. Nhưng bạn đã khổ công cắt và dán bài giảng, thì tôi cũng không nề hà mà xin đối thoại cùng bạn cho vui nhà vui cửa. ##Các thầy sau này đã nói rằng Bụt A Di Đà có mặt trong tâm mình và Tịnh Độ cũng có mặt ngay ở trong tâm mình.## Bạn Thiền Sinh, cái câu "duy tâm Tịnh Ðộ, tự tính Di Ðà" này xưa quá rồi. Chư Tổ căn dặn đến rã bọt mép mà người không tin vẫn hoàn không tin. Tổ Ngẫu Ích có bài như sau: "Hai câu "Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh Ðộ", đời tranh nhau truyền tụng, nhưng chẳng biết thế nào là tâm tánh. Ôi, Tánh không có đạo lý, nhưng không gì là chẳng thuộc trong Tánh. Vì thế, đấng Ðạo Sư đã thành Phật từ mười kiếp chẳng ở ngoài Tánh. Tâm không duyên ảnh, nhưng không gì chẳng đủ. Vì thế, cõi Cực Lạc cách xa mười vạn ức cõi Phật thật sự ở trong tâm. Bởi Di Ðà tức là tự tánh Di Ðà nên chẳng thể không niệm. Bởi Tịnh Ðộ chính là duy tâm Tịnh Ðộ nên chẳng thể không sanh về.... Trên thì từ Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, Thiên Thân, dưới thì đến các loài ngọ nguậy, bay, bò, loài có vẩy, lũ có lông, chỉ có mỗi sự này. Ðối với sự này thì điều thứ nhất là phải tin đến cùng cực, thứ hai là phải luôn luôn phát nguyện, ba là công phu niệm Phật đừng gián đoạn. Ðủ ba điều này thì kẻ thậm ngu cũng được vãng sanh. Thiếu ba điều này dù thông minh lanh lợi cũng chẳng được sanh. Ai báng pháp này chính là báng tam thế chư Phật, Bồ Tát. Trên đảnh Tỳ Lô trở thành tầng thấp nhất ngục của A Tỳ. Buồn thay!" ##Ở Làng Mai, chúng ta hãy học hỏi và thực tập kinh A Di Đà theo phương pháp thiền quán hiện pháp lạc trú để đừng bị chìm đắm, dù là chìm đắm trong những lý thuyết thậm thâm vi diệu.Chúng ta học hỏi và áp dụng kinh A Di Đà trong đời sống tu tập hàng ngày của chúng ta, học hỏi và thực tập như thế nào để có hạnh phúc, an lạc, vững chãi và thảnh thơi,## Ngẫu Ích Ðại Sư có giảng như vầy: "Phải biết rằng có phương tiện thế gian: bố thí, ái ngữ, hiếu, đễ, trung, tín v.v...; có phương tiện xuất thế gian là các pháp môn: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Bất Tịnh, Sổ Tức, Nhân Duyên, Viễn Ly, Tri Túc v.v... Còn có phương tiện xuất thế thượng thượng: Thập Ba La Mật, Tứ Nhiếp, Tứ Biện, tám vạn bốn ngàn tam muội tổng trì v.v... Lại còn có phương tiện thù thắng khác lạ chẳng thể nghĩ bàn: tin trong tự tánh ta thực sự có đức A Di Ðà Như Lai hiện thành Phật đạo ở Tây Phương, ở ngay trong tâm ta thực sự có thế giới Cực Lạc trang nghiêm. Tin sâu, nguyện rộng, quyết chí vãng sanh. Chẳng những các phương tiện thượng thượng chỉ là tư lương của nó, mà hết thảy các phương tiện dù là thế gian, xuất thế gian, không gì chẳng phải là pháp phụ trợ cho việc vãng sanh mà thôi. Pháp môn này chính là thủ đoạn để điểm sắt hóa vàng, chẳng cần phải trải qua A Tăng Kỳ kiếp, chóng đạt lên Bất Thoái, bặt danh nghĩa, tuyệt đối đãi vậy." ##tôi sẽ không sử dụng những tác phẩm diễn giảng của các vị Tổ sư đi trước.Chúng ta hãy học kinh A Di Đà bằng nhãn quan mới,## Ngài đã không tin Phật nói kinh A Di Ðà thì tất nhiên ngài cũng xem thường và bỏ qua những lời giảng của các bậc tiền bối của ngài chứ. ##Người chủ trương Tịnh Độ là Bụt A Di Đà, khung cảnh có tên là Cực Lạc. Chúng ta, ai cũng ôm ấp ước muốn ấy. Chúng ta cũng muốn lập ra một khung cảnh để an trú, ...Tuy nuôi dưỡng tâm niệm đó, nhưng có khi chúng ta không có nhiều may mắn. Chúng ta chỉ lập ra được một cơ sở, rồi chúng ta bị mắc kẹt và chạy theo cơ sở ấy.## ##Việc làm chùa khiến chúng ta trở thành một người bận rộn nhất trên đời.## ##Trú xứ ta xây dựng phải có chất liệu an tịnh ta mới gọi nó là Tịnh Độ được.## Tôi xin thưa 2 điểm về đoạn này: 1) ##mắc kẹt##, không ai mắc kẹt ở An Dưỡng cả. Ai nấy cũng đều trên cầu Phật Ðạo, hạ hóa chúng sinh, một khi thành Phật ở Tịnh Ðộ rồi , thì thẩy đều nương bản nguyện mà trở lại tam giới, cứu giúp quần mê 2) ##chạy theo cơ sở##, ##bận rộn##, ##chất liệu##. Ðức Từ Phụ A Di Ðà đã thiết lập môi trường đó cho ta rồi, ta không phải lo toan thiết lập nữa. Làng Mai, Vạn Phật, Thường Chiếu, đều là các đạo tràng trang nghiêm tinh tiến, nhưng thể nào so được với cõi Lạc Bang. Nếu hô hào ủng hộ quy tụ về những nơi ấy để tu, mà lại ngoảnh mặt chối từ cõi Tịnh Ðộ, thì thật là nực cười. ##Kinh không nói đến một cách trực tiếp hay đầy đủ về phần đóng góp của dân chúng mà chỉ nói đến thần lực của đức A Di Đà trong việc tạo ra một cõi Tịnh Độ.Thật ra, trong một khung cảnh sinh hoạt, tất cả những người tham dự đều có bổn phận đóng góp. Nếu mình biết sống an lạc và thảnh thơi ... tức là mình đã đóng góp được vào việc kiến thiết Tịnh Độ rồi.## Tôi không thể tưởng tượng được là bạn Thiền Sinh có thể đọc đến đoạn này mà tin nhận ngay à??? Bạn tin lời nói ấy rằng: Phật A Di Ðà tu hộc xì dầu để tạo cõi Cực Lạc, cho người sang bển để ngồi chơi sơi nước sao? ##Kinh không nói đến một cách trực tiếp hay đầy đủ về phần đóng góp của dân chúng## tuy kinh không nói trực tiếp, nhưng người có trí khôn cũng phải hiểu ngay ra chứ. Gió, nước, chim, cây, không thứ gì là không thuyết ra diệu pháp cả. Ðấy là chưa kể Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, chư thượng thiện nhân, nhiều như số cát sông Hằng. Mọi pháp lành, mọi người lành lúc nào cũng quanh quẩn bên cạnh, ngoài tai, trong đầu, thì hỏi làm sao mà không sống thảnh thơi an lạc, và cố công tu hành cho được. Ðừng nói chi xa xôi, ngay bạn Thiền Sinh đây chắc cũng hồ hởi muốn về Làng Mai để có được một khung cảnh, một môi trường lý tưởng để tu hành, thì người cầu sinh Tịnh Ðộ cũng không phải là cầu chuyện viễn vông giả tưởng. Cõi Tịnh Ðộ kia mà đã sẵn ở trong tâm, thì Làng Mai nọ chắc cũng chẳng ở ngoài tâm, cần gì phải sang tới Paris Pháp Quốc. Tôi không ngờ lại có thể có đoạn văn này được??? ##Hãy tưởng tượng trong cõi Tịnh Độ có một người đang đi như bị ma đuổi, hãy tưởng tượng trong cõi Tịnh Độ có một người đang nói với người khác bằng giọng trách móc, chua chát.## Không có ma thì sao có ma đuổi? Tại sao phải chạy tất tưởi, tôi xin hỏi bạn Thiền Sinh? Tại sao bạn phải chạy đôn, chạy đáo, chạy đông, chạy tây, chạy đầu tắt mặt tối, chạy suốt ngày đêm? Ai làm bạn chạy? Cái gì làm bạn chạy? Thưa bạn, ai làm bạn chạy, hay là cái gì làm bạn chạy, thì trên kia không có những thứ đó, hay là những thứ mà bạn chạy để tìm cầu thì đều có sẵn cả, thì bạn chạy làm chi? Nói lời trách móc chua chát ư? Gần đèn thì sáng, trách móc chua chát với ai vào đây? ##Ta hãy tưởng tượng một người chưa biết đi thiền hành, bây giờ sanh sang bên kia và tiếp tục chạy như bị ma đuổi. Đức A Di Đà sẽ gọi người ấy đến và nói: "Con hãy tới đây, Thầy dạy cho con cách đi thiền hành". Cố nhiên bên Tịnh Độ có rất nhiều vị giáo thọ, và đức A Di Đà có thể dặn dò các vị giáo thọ kiên nhẫn dạy phép thiền hành, phép theo dỏi hơi thở và ăn cơm chánh niệm cho những người vừa mới sanh về cõi Tịnh Độ. Một ngày có không biết bao nhiêu là người sanh về Tịnh Độ, nhiều lắm, mà chắc chắn là đức A Di Đà có đủ số giáo thọ để lo dạy dỗ và hướng dẫn cho họ.## Thầy nói câu này tôi chịu đó. Ngu si dốt nát gian ác quỷ quyệt gì đi chăng nữa, chỉ chút ít Phật Quang chiếu vô là hiền khô ngay tức khắc, chứ chưa cần Phật nói lắm lời như vậy. Ðức Từ Phụ Di Ðà tạo lập cõi Cực Lạc như là một đại học đường tối cao. Tôi xin nhắc lại cho bạn Thiền Sinh rõ: cõi Cực Lạc là một đại học đường tối cao, chứ không phải là một cõi thiên đường vui vẻ vớ vẩn nào. Bạn Thiền Sinh mà nghĩ rằng mình được thầy Nhat Hanh ở Làng Mai dạy dỗ đàng hoàng rồi, không cần chư Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng ở cõi Cực Lạc dạy thêm gì nữa, thì bạn cứ tự tiện ở Tịnh Ðộ Làng Mai, không cần phải cầu sinh Tịnh Ðộ Cực Lạc như các ngài Phổ Hiền, Văn Thù, Mã Minh, Long Thọ,.... làm gì nữa. ##nếu chúng ta biết sử dụng ái ngữ, biết thương yêu nhau và đùm bọc cho nhau, thì Tịnh Độ đã có thể có mặt ngay tại đây rồi, và chuyện gia nhập vào cõi Tịnh Độ của đức A Di Đà trở thành một chuyện rất dễ## Thầy nói câu này tôi cũng chịu luôn. Ăn hiền ở lành, thì dễ cảm thông với Phật lực. Ăn ở ác nhân thất đức, thì bị chướng ma não loạn, không còn nhớ tới Phật nữa. Không còn nhớ tới Phật, không chịu cầu vãng sinh, thì Phật dù có thương cách mấy, cũng không tiếp dẫn được. Ăn hiền ở lành thì gia nhập cõi Lạc Bang dễ hơn. Nhưng mà vẫn phải cầu sinh cõi Lạc Bang, chứ không có nghĩa là ăn hiền ở lành, cái rồi nói: đây là Tịnh Ðộ, Tịnh Ðộ là đây, rồi quên béng Tịnh Ðộ Cực lạc, mà không cầu về nữa. ##đức A Di Đà và cõi Tịnh Độ là những sáng tạo phẩm của Tâm.## Câu này chỉ là nhắc lại bài nói chuyện trên kia http://www.langmai.org/TaiLieu/LaThuLangMai/LaThu28/TinhDo.htm Bạn nào cho rằng không có A Di Ðà không có Tịnh Ðộ, thì cứ việc tin như rứa. |