Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Người PT          Reply   Post Message
Date: Tue Nov 1 22:24:12 2005
Subject:  Gởi bạn PhucSơn/ phép niệm Phật.(tiếp theo và hết).
Post No:  2225     Reply to:   2224

Gởi bạn PhucSơn

Bài này là 1 trích doạn trong cuốn" 6 cửa vào động Thiếu Thất" của Tổ Bồ đề Đạt Ma giàng về phép niệm Phật của Tịnh độ. Xin đọc kỷ sẽ giúp ích cho bạn mau tiến bộ trện đường tu về pháp môn niệm Phật(tiếp theo và hết)

""Kinh nói: "Không thấy tướng gọi là thấy Phật", tức là ĺa h́nh tướng của tâm. "Ĺa Phật không tâm" là nói Phật từ tâm ra. Tâm có thể sanh Phật, nên Phật theo tâm sanh, nhưng Phật chưa hề sanh ra Tâm bao giờ.

Cũng như cá sanh ở nước, nhưng nước không thể sanh ở cá.

Cho nên muốn xem cá, cá chưa thấy mà trước hết đă thấy nước.

Cũng vậy, muốn xem Phật, Phật chưa thấy mà trước hết đă thấy tâm.

Mới biết cá thấy rồi cần quên nước.

Phật thấy rồi cần quên tâm.

Nếu không quên được tâm th́ sẽ v́ tâm (vọng) mà lầm nữa.

Nếu không quên được nước th́ sẽ v́ nước(chấp) mà mê nữa.

Chúng sanh với Bồ đề: cũng như nước với băng.

V́ ba độc nung đốt :nên gọi là chúng sanh.

V́ ba độc giải thoát gội sạch: nên gọi là Bồ đề.

V́ đóng lạnh trong tiết đông :nên gọi là băng.

V́ tan chảy trong lửa hè: nên gọi là nước.

Nếu bỏ băng, th́ không có nước nào khác.

Nếu bỏ chúng sanh, th́ không có Bồ đề nào khác.

Đủ rơ tánh của băng = tức là tánh của nước.

Tánh của nước = tức là tánh của băng.

Cũng vậy, tánh của chúng sanh = tức là tánh của Bồ đề.

"Chúng sanh với Bồ đề đều chung nhau một tánh".

Cũng như hai vị thuốc ô đầu và phụ tử đều chung một gốc, chỉ v́ thời tiết mà khác nhau. Cũng vậy, mê ngộ hai cảnh khác nhau nên có hai tên gọi: chúng sanh - và Bồ đề.

Rắn hóa thành rồng vẫn không đổi vảy.

Phàm biến thành thánh vẫn không thay mặt.

Mới hay tâm ấy, trong trí huệ chiếu; thân ấy, ngoài giới luật vững.

Chúng sanh độ Phật.

Phật độ chúng sanh.

Vậy gọi là b́nh đẳng.

Chúng sanh độ Phật: phiền năo nẩy sanh tỏ ngộ.

Phật độ chúng sanh: tỏ ngộ phá trừ phiền năo.

... Khi mê th́ Phật độ chúng sanh.

Khi ngộ th́ chúng sanh độ Phật.

Tại sao vậy?

V́ Phật không thể tự thành, đều do chúng sanh (tu tập) độ nên vậy.

Chư Phật lấy vô minh làm cha, lấy tham ái làm mẹ.

"Vô ḿnh và tham ái" đều là tên gọi khác của "chúng sanh".

Chúng sanh với vô minh cũng như tay trái với tay mặt, rốt cùng chẳng khác nhau.

Khi mê th́ ở bờ bên này.

Khi ngộ th́ ở bờ bên kia.

V́ biết tâm vốn là "không" th́ chẳng thấy (chấp) tướng, ắt ĺa cả mê và ngộ.

Mê ngộ đă ĺa, ắt không bờ bên kia.

Như lai không ở bờ bên này, cũng không ở bờ bên kia, không ở giữa ḍng.( Ta chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu)

Phật có ba thân: hóa thân, báo thân và pháp thân.

*Nếu chúng sanh luôn luôn làm theo các căn lành: tức hóa thân hiện.

*Tu trí huệ: tức báo thân hiện.

*Giác vô vi: tức pháp thân hiện.

1-Bay lướt mười phương, tùy nghi cứu độ: Phật Hoá thân.

2-Dứt mê hoặc, tu thiện pháp, thành đạo trên núi Tuyết: Phật Báo thân.

3-Không lời không nói, vắng lặng thường trụ: Phật Pháp thân.

"Luận cho cùng lẽ th́ một Phật c̣n chẳng có huống là ba".

Nói ba thân là dựa theo căn trí của con người có thượng, trung, hạ.

Người hạ trí bôn chôn vọng cầu phước, vọng thấy hóa thân Phật.

Người trung trí vọng dứt phiền năo,vọng thấy báo thân Phật.

Người thượng trí vọng chứng Bồ đề, vọng thấy pháp thân Phật.
Người thượng trí "vắng lặng tṛn đầy soi chiếu bên trong", sáng tâm =tức Phật, chẳng đợi tâm mà được Phật.

Thế mới biết ba thân cùng muôn pháp đều không giữ được, không nói được, đó tức là tâm tự nhiên giải thoát, thành tựu đạo lớn.

Kinh nói: "Phật chẳng nói pháp, chẳng độ chúng sanh, chẳng chứng Bồ đề" là như vậy.

Chúng sanh tạo nghiệp.

Nghiệp tạo chúng sanh.

Đời nay tạo nghiệp.

Đời sau chịu quả báo, thuở nào thoát khỏi.

Bậc chí nhân ở trong thân này, không tạo các nghiệp, nên chẳng chịu báo.

Kinh nói: "Các nghiệp chẳng tạo, tự nhiên được đạo" hà lời nói suông ru!

Người tạo ra nghiệp.

Nghiệp không thể tạo ra người.

Người nếu tạo nghiệp th́ nghiệp với người cùng sanh.

Người nếu không tạo nghiệp th́ nghiệp với người cùng diệt.

Mới biết nghiệp do người tạo, người do nghiệp sanh.

Nếu người không tạo nghiệp, tức nghiệp chẳng do người sanh.

Cũng như người có thể nâng đạo, đạo không thể nâng người.

Kẻ phàm phu ngày nay luôn luôn tạo nghiệp, lại nói bừa là không có quả báo, há chẳng khó nghe sao?

Luận cho cùng lẽ: tâm trước tạo, tâm sau báo, đời nào thoát được?

Nếu tâm trước không tạo, tức tâm sau không báo, vậy c̣n vọng thấy nghiệp báo được sao?

Kẻ ngu trong đời chỉ mong cầu thánh viễn vong, chẳng tin rằng chính tâm huệ giải là thánh nhơn.

Kinh nói: Đối với người vô trí đừng nói kinh này.

Kinh này là tâm, là pháp vậy.

Người vô trí không tin chính tâm sáng tỏ được pháp này làm thành bậc thánh. Họ chỉ mảng cầu xa, học ngoài, mến chuộng h́nh tượng Phật ngoài trời, cùng ánh sáng hương sắc đủ thứ, toàn là việc làm đọa tà kiến, mất tâm, cùn trí.

Kinh nói: "Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như lai".

Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy do một tâm mà mống dậy.

Nếu trong lắng hết tâm tướng, giống như hư không, tức tự trong thân tâm xa ĺa hết tám vạn bốn ngàn căn bịnh phiền năo.

Phàm phu đang sống sợ chết, vừa no lo đói, thật quá đổi mê hoặc. Cho nên bậc chí nhân chẳng tính việc đă qua, chẳng lo việc chưa đến, không xáo động việc bây giờ, niệm niệm trở về đạo.

Nên dùng tâm trên( hiểu rỏ chơn tâm khác vọng tâm) để niệm Phật cầu văng sinh TPCL chắc chắn sẽ được thành chánh quà.

( Xin Hết và tặng bạn PhucSơn nói riêng, và tất cả PT nói chung trên diễn đàn này)
Người PT sưu tầm.

2226<--Next   Previous-->2224   View top 40 messages