Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Vạn Pháp Reply Post Message Date: Sun Sep 8 23:17:40 2002 |
Subject: Phật Học, Học Phật |
Post No: 1042 Reply to: 1041 |
Tiếp Theo Phần Reply # 1041 Phải chăng cái ư-vị thâm trầm nhất của Phật-học là ở chỗ đó, ở chỗ tinh thần ( vô-trụ, vô-tướng ) của Nó, nghĩa là ở chỗ Nó là một học-thuyết không có chủ-thuyết, một giáo lư không có giáo điều... một tôn giáo không có Giáo-chủ. Và có được như thế th́ Phật-Học mới đóng được vai tṛ khai-phóng của nó trong mọi thời đại, nhất là ở thời đại nầy... ở một thời đại mâu thuẫn mà ai ai cũng tin tưởng rằng chỉ có chủ trương ḿnh là tuyệt-đối, và có quyền bắt buộc tất cả mọi người phải phục tùng... nhưng đồng thời lại cũng thích phục tùng nô lệ giáo điều, phục tùng nộ lệ một vị dẫn đạo thiêng liêng... Phật-học sở dĩ toàn được sứ mạng của ḿnh, là ở chỗ ( lay tỉnh được con người khỏi những ngục tù của các loại tri-thức ) đă được hệ-thống-hóa và đă biến thành những ( tù ngục của tinh thần ).... Cho nên, Phật-học, trước hết không phải là một tàng-thất chấp chứa tri-thức, mà thực sự, là một thái độ ( nhận thức ), một phương ( thần dược chữa bệnh cố-chấp, tham-vọng, si-mê và cuồng-tín ). { Thuyết pháp là không có thuyết nào có thể thuyết, nên gọi là thuyết pháp. } KIM-CANG { Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra chưa từng nói một lời nào! } LĂNG-GIÀ { Các lời dạy của Khế-Kinh, chẳng khác nào ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu đă thấy mặt trăng th́ có thể biết rằng cái để chỉ mặt trăng đó, rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Tất cả lời nói của Như-Lai khai thị Bồ-tát đều cũng một thế. } VIÊN-GIÁC Ghi Chú: -------- ( * ) dục-giới ( monde sentimental, émotionnel ); sắc-giới ( monde physique ); vô-sắc-giới ( monde de la conscience, de la conceptulisation ). ( ** ) Le Bouddha ( Jacques BACOT - p. 40, 41 ) |