Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Vạn Pháp         Reply   Post Message
Date: Thu May 30 00:05:37 2002
Subject:  Phật Học, Học Phật
Post No:  913    

Tiếp theo mẩu chuyện .......... " Không Động ".......




- A! Bất Đạt ngạc nhiên la lên - những cái kỳ tuyệt như thế mà cũng là trở ngại sao Thầy?

- Ừ , chúng chính là những phiền năo vi tế đấy con à! Những phong cảnh hữu t́nh mỹ lệ, những muôn hồng ngh́n tía ấy được ví cho những cảnh trời mà dục lạc vật chất ddược thỏa măn cao độ; được ví cho những phỉ lạc, những hạnh phúc trong các cảnh giới thiền hữu sắc. Rồi c̣n những vi tế thuộc không, thuộc thức của thiền vô sắc nữa chứ. Con đă từng mải ngâm ḿnh dưới ḍng suối trong xanh mát lạnh, con đă từng mải mê ngâm ḿnh dưới ḍng suối trong xanh mát lạnh, con đă bần thần đứng ngắm cả một rừng phong lan; con đă lặng người khi nghe một khúc ḥa tấu của những giọng chim chưa hề nghe ai nói tới; con đă thẩn thờ trước động đá thiên nhiên mà những rễ cổ thụ như những cánh tay bạch tuộc ôm một ṭa lâu đài bằng ngọc xanh....

Bất Đạt nói:

- Phải ! Đẹp quá Thầy ạ! Con muốn sống ở đây luôn!

- Chúng là những cạm bẫy bằng vàng, bằng ảo thuật diệu hóa của Ma vương, những mồi nhử cho hành giả. Sư mê chấp, tham đắm, thủ trước những hoa thơm cỏ lạ, những cảnh vật thơ mộng bên đường dễ làm cho chúng sanh quên đi mục đích giải thoát. Cũng như con vậy thôi, con chỉ muốn ngồi lại đấy chứ đâu c̣n muốn lên đường nữa?

Bất Đạt ngồi trầm tư, nghĩ ngợi. Những lời chỉ dạy của Nhà Sư vừa hợp t́nh, hợp lư, vừa cụ thể, rơ ràng quá làm rúng động cả châu thân chú. Chú thầm nghĩ: " Vượt qua, vượt qua, vượt qua cả ư niệm vượt qua! Hành trăm trang sách nói về buông xả, viễn ly, vô chấp,..... cũng không bằng câu chuyện ví dụ thiết thực hiện tại và sống động này ".

Nhà Sư tiếp:

- Một kẻ biết trọn vẹn lên đường, y phải biết vất bỏ những quyến niệm, những thằng thúc đeo níu về gia sản, tiền bạc, danh lợi, vợ con, biết quên đi những câu chuyện về thời sự, về xă hội, về kinh tế, về nhân t́nh thế thái, những câu chuyện về buôn bán, làm ăn, chuyện nơi thành phố, chuyện ở thôn quê, chuyện trong công sở, chuyện quá khứ vị lai, chuyện độ sinh, chuyện thế giới, chuyện chủng tộc, chuyện cải cách, chuyện thuốc men, chuyện sức khỏe, chuyện luyện khí, luyện công; chuyện khí hậu thời tiết, chuyện thiên văn địa lư,.... Khi ấy mới được gọi là một người thực sự xuất gia, ĺa khỏi gia đ́nh phiền năo.

Bất Đạt con! Con theo Thầy lên Không Động, con cũng bỏ quên chuyện kinh kệ sớm hôm, chuyện tưới nước cho ớt, làm cỏ cho sắn, vun đất cho khoai, chuyện bếp núc, bàn bạc, hôm nay nên ăn canh lá giang cho mát, ngày mai nên kiếm lá bướm bạc nấu nước uống cho ngon; chuyện đó no, chuyện loanh quanh, luẩn quẩn với bạn bè, hàng xóm,..... Điều này cũng ví như là đang hành pháp Xuất Gia Ba La Mật vậy chớ khác ǵ đâu!

- Ồ! Kỳ diệu xiết bao!

- Lại nữa, chúng ta đă vượt qua biết bao núi đồi, khe suối, qua lùm, qua truông, qua thung lũng, qua dốc, qua vực,.... nếu không có ư chí, không biết kham nhẫn th́ làm sao đến được Không Động hả con ?

- Dạ, không thể được!

- Vậy nó khác ǵ Tinh Tấn, Nhẫn Nại và Quyết Định Ba La Mật không?

- Dạ, tương tự như vậy.

Nhà Sư tiếp:

- C̣n nữa, nếu ta không cẩn thận từng cái vịn tay, từng cái chân bước th́ những triền đá lở, những bờ đất dốc sẽ làm cho chúng ta rơi xuống vực, nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, người xuất gia phải cẩn trọng giữ ǵn thân, khẩu, ư, đừng để cho chúng vọng động, tạo nên những ác nghiệp mà rơi xuống bốn con đường khổ. Điều ấy có khác ǵ Pháp Tŕ Giới của người xuất gia không hở con?

- Dạ, không khác.

Nhà Sư trầm ngâm giây lâu:

- Thầy cũng không hy vọng con lănh hội trọn vẹn những điều Thầy vừa nói. Nhưng một phần nhỏ của sự thấy biết ấy là những trang bị cần thiết cho lộ tŕnh gian khổ trong nay mai đó con!

Xế trưa hai Thầy tṛ mới đến Không Động. Nhà Sư chỉ vào hai tảng đá lớn úp lại với nhau như hai mái nhà và một cốc lá dựng sơ sài dưới gốc đại thụ rồi nói:

- Không Động đấy!

Bất Đạt có vẻ thất vọng. Té ra chẳng có ǵ đẹp như trong trí tượng tượng của chú! Tuy nhiên, nơi đây mát mẻ và yên tĩnh một cách lạ lùng. Khí đá và sương mù vật vờ chao động trên triền núi, đầu câu. Thiên hô vạn hát là chim, là hoa, là thỏ, là sóc,... Lại có cả khỉ và vượn nữa. Chú cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng như đă trút hết mọi mỏi mệt đường xa.

Nhà Sư nói:

- Trong trí tưởng của con có một " Không Động " khác, phải vậy không?

Bất Đạt bẽn lẽn đáp:

- Dạ quả vậy!

- Con đă h́nh dung một " Không Động " theo tưởng tượng của con, rồi con lên đấy là để t́m cái " Không Động " ấy?

- Dạ, không sai.

Nhà Sư đưa mắt nh́n ra xa:

- Con ạ! Cũng vậy, tùy theo tâm tưởng của chúng sanh mà có Niết Bàn như thế này hoặc như thế kia. Họ tưởng tượng, dự phóng ra một cảnh giới rồi tu tập nhằm đạt cho được cảnh giới ấy. Vậy th́ cảnh giới mà họ đạt được chính là bản ngă thứ hai của họ, con hiểu không?

- Vậy th́ Niết Bàn ở đâu, bạch Thầy?

Nhà Sư chợt đọc to bốn câu thơ của Tô Đông Pha:

" Mù tỏa non Lô sóng Triết Giang
Chưa đi đến đó hận muôn vàn
Đến rồi th́ thấy không ǵ lạ
Mù tỏa non Lô sóng Triết Giang "

Rời vọng niệm, rời lư niệm, rời hoài niệm, rời hư niệm,... th́ Niết Bàn tự dưng hiển lộ, chẳng cần phải t́m kiếm ǵ. Con có thấy ǵ không?

Bất Đạt nói:

- Hôm nay con học được nhiều điều nhưng cái thấy rốt ráo th́ mù tịt Thầy ạ! Nhưng chắc chắn sự giác ngộ phải là cái ǵ " bùng vỡ ghê gớm " : cái " mặt trời, mặt trăng va chạm nhau ", cái " đảo lộn càn khôn " , cái " linh kiến nhiệm mầu " cái " tuyệt đối vô phân biệt ", cái " phùng Phật sát Phật " cái " vô vị chân như " , cái " thể nhập bản thể ", .......

Nhà Sư khoát tay:

- Thôi đủ rồi con! Đừng bắt chước người ta mà nói huyên thuyên " thiên trời địa đất " như vậy. Con chưa thật hiểu những ngôn ngữ con dao hai lưỡi ấy đâu. Đấy là cách diễn đạt sau này của một số sách thiền luận, học giả, các nhà thơ, nhà văn cùng những người sinh văn chương chữ nghĩa. Nếu không thấy thực, sống thực th́ chúng chỉ thuần là ư niệm, dễ đưa đến những vọng tưởng sai lầm, tạo nên những sở tri chướng cả thôi!

Nói ngang đây, Nhà Sư đi về cốc lá, nghĩ thầm:

- Ôi! khó nói thay là giáo pháp tối thượng! Những sở cầu, sở đắc đă đẩy chúng sanh đi qua xa. Có kẻ đi đến những xứ sở có đủ bảy báu ngựa xe đền đài vơng lọng; ở đấy thỏa măn được những dục vọng truyền kiếp. Tâm tưởng của chúng như thế nào th́ cảnh giới của chúng sẽ như thế. Làm sao ta có thể nói với chúng rằng, chân lư là " cái bây giờ " đây? Bây giờ đây với nước chảy mây trôi, với đông khứ xuân lai, đói th́ ăn, khát th́ uống, bây giờ với nóng lạnh, với hít thở, với đi đứng nằm ngồi, bây giờ đây với lá vàng, lá xanh, cỏ, hoa, trời, mây, cây, đá? Là trọn vẹn sự sống đang diễn tiến, đang vận hành, luôn luôn phong phú, sống động và mới lạ trong từng phút giây? Ôi! Chúng có thể hiểu, có thể biết nhưng " thấy " th́ khó khăn làm sao?!

Dùng ngọ xong, ngỉ ngơi một lát, hai thầy tṛ thu xếp vật dụng vào gùi và xách rồi lên ngồi chơi trên bảng đá khổng lồ, cao và to như ḥn núi nhỏ. Từ đây có thể nh́n suốt cả vùng sơn thượng, nh́n thấy biển và mây hoà thành một màu ở chân trời, nh́n thấy Huyền Không Sơn Trung chỉ bằng cái hộp quẹt.

- Con ạ! Nhà Sư nói - Đây là Không Động, cũng gọi là Huyền Không Sơn Thượng. Như con hiểu, Sư bá, chư Sư Thúc và Thầy đă chọn nơi đây làm chỗ ẩn tu thiền định và thiền quán. Nếu có thể được, sau này Không Động sẽ biến thành Rừng Thiền, dành cho những ai lựa chọn pháp hành làm lẽ sống cho đời ḿnh. Họ có thể ẩn tu suốt đời và cũng có thể xin ở năm, bảy năm tuỳ theo sở thích và hạnh nguyện.

Một ngôi chùa như Huyền Không Sơn Trung của chúng ta, dầu cho ở núi cao vẫn không yên tĩnh. Một ngôi chùa với những sinh hoạt đa dạng của nó làm cho vị trụ tŕ cũng như chư sư, giới tử phải bận rộn luôn khi: Xây dựng, trùng tu, cái ăn, cái mặc, học hành, kinh kệ, giao tiếp xă hội, cầu an, cầu siêu, trồng cây, làm vườn, hộ khẩu, giấy tờ, đất đai,.... Đến một lúc nào đó, những sinh hoạt ấy trở nên gánh nặng, thành sự buộc ràng, thành một bản ngă, một chấp thủ không rời. Sư Bá, chư sư Thúc và Thầy đă tiên tri điều ấy nên đă lập thêm Sơn Thượng này. Sơn Thượng không phải là một ngôi chùa với những sinh hoạt lăng xăng kia. Nó là Rừng Thiền, đây chỉ có việc hành thiền, sống thiền thôi, không làm ǵ khác, không tiếp xúc với ai,.....

Bất Đạt nói:

- Đây như là tu " thể nhập " và dưới kia là tu " tiếp hiện ". Đây là thể và dưới kia là tướng dụng phải không hở Thầy?

Nhà Sư cười cười đáp:

- Ừ! Con đọc trong sách và người ta có nói như thế. Con hiện ở Huyền Không Sơn Trung nên phải làm tất cả mọi việc, phải học nội điển và cả ngoại điển. Xă hội ngày càng đầy đặc sở tri, đầy đặc kiến thức. Một tu sĩ muốn sống giữa cuộc đời, muốn đem đạo vào đời không thể chỉ biết đọc, biết viết hoặc chỉ biết thuần về kinh điển, mà phải trang bị cho ḿnh những kiến thức phổ thông khác. Sự dốt nát, thất học là một hiểm họa, một đại nạn cho giáo pháp, con có biết thế không? Nếu không có khả năng học hỏi do tuổi lớn, do trí kém th́ tu sĩ phải biết rút lui, t́m những chỗ như " Không Động " này để chuyên tu pháp hành th́ thật là hạnh phúc thay cho giáo pháp, cho tứ chúng. Giáo pháp c̣n không phải là do chùa chiền nguy nga đồ sộ, do tăng chúng đông đúc, do những sinh hoạt lăng xăng rầm rộ hướng đến từ thiện xă hội, mà chúng là do những tu sĩ có tu, có chứng, có giác ngộ, có giải thoát lợi ích cho Đạo nhiều lắm con biết không? Mặt nổi, mặt ch́m luôn hỗ trợ nhau, nâng đỡ nhau, thiếu một trong hai là không được. Tuy nhiên, bề ch́m của tảng băng bao giờ khối lượng cũng lớn hơn bề nổi của tảng băng, con nên biết như thế! Tiếc thay!

Thấy Nhà Sư định nói nhưng có vẻ ngập ngừng, Bất Đạt xen lời:

- Có phải Thầy muốn nói, tiếc thay Phật giáo khắp nơi người ta cổ súy, vận động tuyên truyền cho mặt nổi mà quên mặt ch́m?

Nhà Sư trầm ngâm, Bất Đạt tiếp:

- Và người ta cứ muốn nhảy xuống sông mà cứu người trong khi họ chưa biết bơi? Người ta chạy theo phương tiện, phát triển vô lượng chiêu thức biến ảo mà bỏ quên mục đích giác ngộ, rèn luyện công phu nội lực?

Nhà Sư gật đầu nhè nhẹ:

- Đúng vậy! Nội lực rất quan trọng. Ở Cam-pu-chia, Phật giáo quốc nạn, hàng trăm ngàn tu sĩ tiêu vong, hàng ngàn ngôi chùa bị đập phá, thế nhưng sau đó Phật giáo được phục hưng một cách nhanh chóng, con có biết tại sao không?

- Dạ , con chưa nghe.

- Do nhơ2 hai vị sư già trốn vào rừng sâu, có tâm tu bất thối, trở về và xây dựng lại tất cả từ đống tro tàn.

- Con đă hiểu.

- Rừng Thiền trong mai hậu là nơi để tụ tập thiền định, thiền quán. Thiền định, thiền quán chính là hàm dưỡng nội lực, bản lănh. Thứ nhất là dành cho những người lớn tuổi. Thứ hai là để dành cho các con sau thời gian học tập ở Sơn Trung. Có người sẽ ở đây trọn đời. Có người chỉ ở đây một thời gian trước khi xuống núi theo con đường hạnh nguyện. Họ có thể thêm trong nước hoặc ngoài nước để lấy bằng cử nhân, tiến sĩ, cũng có thể họ chọn lựa đi vào các bộ môn như sáng tác, dịch thuật, báo chí, in ấn, thư viện; cũng có thể họ làm giảng sư, pháp sư, làm mọi sinh hoạt lăng xăng này được gọi là Huyền Không Sơn Hạ đó con à!

Bất Đạt gật đầu:

- Dạ , con đă hiểu.

- Thầy nhận nhiệm vụ của chư Tăng huynh đệ lên xây dựng Không Động, ngoài mục đích bồi dưỡng nội lực, bản lănh ra, c̣n có ư định trồng cây ăn trái khắp cả mấy khu rừng này. Về sau, bất cứ ai hiểu được tinh thần Huyền Không hoặc chấp nhận tu tập theo thiền phái Huyền Không, đều có thể lên đây ở tu mà không cần lo ǵ vật thực. Đây là khu rừng cấm, không giao tiếp với thập phương, không xă giao, ngoại giao với ai hết!

-Vậy tứ sự th́ phải làm sao thưa Thầy?

- Con đừng lo điều đó. Có tu là co phước báu, có tứ sự đầy đủ thôi.

- Làm sao mà có được? Ai biết mà có?

- Cũng có thể như vậy lắm, nhưng cả mấy rừng cây trái, khỉ vượn sống được th́ ta sống được!

- C̣n y áo?

- Có lá cây, vỏ cây, sợ ǵ!

Bất Đạt ngước mắt lên, mơ màng:

- Đôi khi như vậy mà dễ sống đời an lạc, thanh tịnh, Thầy à!

Nhà Sư cười:

- Thầy nói vậy chỉ để ḍ ư tứ của con, chứ thật ra không đến nỗi nào đâu, chư Thiên họ sẽ lo điều ấy.

Bất Đạt cất giọng buồn buồn:

- Thế nhưng, hôm nay ḿnh lại phải từ giă cái Không Động này rồi. Cái " Mộng " của Thầy thế là " không thành " .

Nhà Sư nói:

- Không thành th́ biết nó " không thành " chứ sao? Chưa đủ duyên th́ nhân sao thành quả được? Trong ta nếu có " Không Động " th́ lo ǵ sau này không có một cái Không khác hở con? và biết đâu nó sẽ lớn lao hơn, kỳ vĩ hơn, đẹp đẽ hơn?



Về đến Sơn Trung th́ trời đă chạng vạng tối, Nhà Sư nói với Bất Đạt:

- Con ạ! " Bất Đạt " chính là ra đi ngàn đời giữa ḷng thế gian với tâm mát mẻ, vắng lặng, bao dung mà không cần bất kỳ một thành tựu, một đáp đền vị kỷ nào. Lại nữa, đường lên Sơn Thượng dẫu khó khăn gian khổ nhưng nó chưa nghĩa lư ǵ so với đường đời đầy chông gai, vực thẳm, cạm bẫy ở trước mặt! Mai này, từ bỏ " Không Động " kia, nghĩa là từ bỏ " Không " để về " Huyền "; con luôn luôn lấy " dương " làm chủ " âm ", lấy nội lực làm căn bản cho chiêu thức sở y, chắc chắn con sẽ đi thông suốt được con đường của ḿnh một cách tự tin, nhẹ nhàng và an ổn. Điều sau chót, mục đích ở " cuối con đường " nó chỉ có giá trị ước lệ, đến đấy rồi th́ không - thời - gian không c̣n nữa, Diệt Đế ở trong Đạo Đế, Đạo Đế ở trong Diệt Đế, không hai, không khác!

Bất Đạt suy tư. Nhà Sư nghĩ thầm : " Chưa thể nói cho nó hiểu rằng, Đạo Đế và Diệt Đế ấy là một, không phải cái - một - cô - lập, ngưng đọng; mà là cái - một - hằng - diễn, sinh động, đầy đủ nơi mỗi bước chân, nơi mỗi cảm thọ, nơi mỗi hơi thở! "


Xin các bạn chia sẽ kiến giăi của ḿnh về mẫu chuyện này!

914<--Next   Previous-->912   View top 40 messages