Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Vạn Pháp Reply Post Message Date: Sun May 26 00:44:56 2002 |
Subject: Phật Học, Học Phật |
Post No: 897 |
Nhân ngày lể Phật Đản năm nay, tôi kính chúc các bạn đạo hữu một ngày Phật Đản thật là an nhiên trong không khí thực tại. Săng dịp này, tôi xin retype một mẩu chuyện thiền có tính cách bao quát đạo phật là ǵ. Mời Qúy Ngài Dùng Trà Kẻo Nguội Hôm đó nhân buổi Trung Thu, tại vườn Thanh Tâm có cuộc họp mặt đông đảo các vị trí thức gồm học giả, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo v.v... Trong không khí mát mẻ, đầm ấm, họ uống trà thảo luận chuyện văn chương, chữ nghĩa. Sau rốt, có người đặt câu hỏi, giáo pháp của Đức Phật, cái ǵ là quan trọng nhất? Thế là mọi đưa ra ư kiến, quan điểm của ḿnh. Họ yêu cầu Nhà Sư chủ tŕ cuộc thảo luận này. Người thứ nhất: Theo tôi, cái quan trọng nhất của Đạo Phật là trí tuệ. Có trí tuệ mới biết đường, biết sá mà đi, khỏi rơi vào tà lộ, khỏi bị lầm lạc. Nói đến Đạo Phật th́ trí tuệ là đệ nhất. Người thứ hai: Nói thế là đúng, nhưng là cái đúng chưa trọn vẹn. Đạo Phật gồm đủ cả hai: Trí Tuệ và Từ Bi. Nếu không có Từ Bi th́ Đạo Phật có mặt trên đời này để làm ǵ? Thuyết pháp độ sanh cho ai? Coi chừng Từ Bi c̣n quan trọng hơn Trí Tuệ nữa đấy. Người thứ ba: Tự Tại mới là cái tối thượng của Đạo Phật. Trí Tuệ và Từ Bi là hai cánh của một con chim để bay đến chân trời Tự Tại. Nếu không có chân trời Tự Tại, chúng ta sẽ sống đời lao chao như những con lật đật, nghiêng bên này, ngả bên kia; sẽ bị pháp trần cuốn trôi vào gịng sông sinh tử đầy hệ lụy và khổ năo. Người thứ tư: Thế cũng chưa rốt ráo. Nói tự tại th́ phải nói đến Tự Do mới trọn nghĩa. Không có tự do th́ làm ǵ có tự tại? Không có tự do, ḿnh sẽ bị lệ thuộc, gông cùm, ràng buộc. Vả lại, kẹt vào tự tại có nghĩa là nô lệ, phụ thuộc tự tại vậy. Theo tôi, Tự Do mới là cái chân phúc. Người thứ năm: Không có ai sai cả, nhưng Giải Thoát mới là cái cao nhất, rốt ráo nhất. Qúy vị không từng thấy thế gian này đau khổ v́ bị buộc ràng bởi tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, vợ con,... Không, biết bao nhiêu máu và nước mắt đă đổ ra từ những tham vọng quyền lực, tham vọng thế gian kia! Giải Thoát mới là cái tối thượng của Phật Đà. Người thứ sáu: Ngài nói không sai! Nhưng mà nếu hiểu giải thoát là buông bỏ tất cả những điều ấy, coi chừng sẽ rơi vào "hư vô luận". Không rơi vào "hư vô luận" cũng dễ bị thế gian hiểu lầm là thiếu trách nhiệm, thiếu bổn phận với cuộc đời. Theo tôi, Giác Ngộ mới là mục đích tối thắng của Phật Đạo. Đức Phật cũng được gọi là Đấng Giác Ngộ, Đấng Toàn Giác, Đấng Diệu Giác! Rồi Thanh Văn Giác, Duyên Giác, Độc Giác. Ở đâu cũng có chữ Giác ấy cả. Không giác ngộ chúng ta sẽ lập đi lập lại măi những việc làm vô ích, ngu si chỉ đem đến đau khổ cho ḿnh và người thôi. Vậy Giác Ngộ mới là đích điểm rốt ráo. Sau lời phát biểu của vị thứ sáu, không khí lắng lại một lúc. Mọi người đều có vẻ trầm ngâm. Chợt một người trung niên đeo mắt kiếng, cười cười gọp ư. Người đeo kiếng: Tôi phát biểu có lẽ là hơi lếu láo, xin chư quân tử xá tội cho. Tôi thấy ai phát biểu cũng đúng cả. Người sờ đến cái trán Trí Tuệ th́ nói Phật Giáo là Trí Tuệ, đâu có sai! Người sờ được cái tâm Từ Bi th́ nói Phật Giáo là Từ Bi, cũng đúng! Tự Tại, Tự Do, Giải Thoát, Giác Ngộ,... đều như vậy cả. Xin thưa, Phật Giáo phải là toàn diện những điều qúy vị vừa nói. Thiếu một, thiếu hai, thiếu ba,... th́ con voi thực-tại toàn diện của Phật Giáo bị què, bị cụt c̣n ǵ? Vậy xin qúy Ngài cho biết tôn ư? Người đeo kiếng phát biểu xong, ai cũng cảm chận là ông ta nói đúng nhất. Đúng! Phải là toàn bộ con voi, toàn bộ thực tại ấy. Chẳng có ai tranh luận vượt qua kiến giải ấy. Tuy nhiên, chợt có người thở dài, nh́n sang th́ đấy là tiếng thở dài của một lăo ông tóc trắng. Rồi vị ấy nói chậm răi, nói nhỏ, như chỉ nói với ḿnh : - Trí Tuệ ư? Cũng hay! Nhưng kẻ có được trí tuệ th́ dễ sinh cống cao, ngă mạn, coi thế gian này như cỏ rác. Trí tuệ thường đứng cao hơn nhân thế một cái đầu, hai cái đầu, sẽ cách biệt với cuộc đời. Do vậy, đă mấy năm sau này, tôi không c̣n dám học trí nữa mà tôi lại học "ngu". Học "ngu", cái mới kỳ! Tuy nhiên học "ngu" là để "hoà kỳ quang, đồng kỳ trần" đấy qúy vị ạ. Tôi c̣n nhớ Thiền Sư Huyền Quang có mấy câu: "Ngu-trí trí-ngu b́nh đẳng tướng Ma cung, Phật quốc hảo sinh quang,". C̣n Từ Bi? Cái này th́ đúng rồi. Thiếu từ bi th́ cuộc đời này đầy nước mắt, đầy gian ác, hận thù,... Nhưng mà coi chừng, từ bi quá th́ chúng sanh cứ ỷ lại, biếng nhác, luôn luôn mọng cầu ơn trên cứu rỗi. Con hư tại mẹ đó mà! Vậy từ bi cực đoan sẽ làm cho cuộc đời này cũng hư như thế. Lại nữa, tâm từ bi quá cũng phiền. Có mật ngọt th́ kiến ruồi dễ bu. Có từ bi th́ chúng sanh dễ t́m đến hưởng lợi. Vô t́nh bị hệ lụy, bị ràng buộc mất rồi! Do vậy, ai th́ tôi không biết, riêng tôi, tôi c̣n học thêm cái hạnh "không từ bi" nữa. Không từ bi nhưng không phải là ác tâm, hận tâm, sân tâm, xin quư vị hiểu cho. C̣n Tự Tại? Tôi cũng đồng ư. Nhưng tự tại quá tôi cũng ớn lạnh. V́ sao vậy? Người tự tại trước hoàn cảnh nào cũng trầm ổn, định tĩnh, b́nh chân như vại, lúc nào cũng tỉnh queo, tỉnh khô. Nếu tự tại hơn chút nữa th́ sẽ biếng thành tảng đá, đỉnh núi khư khư bất động cũng chán lắm. Lẽ đó, tôi c̣n học thêm cái "không tự tại" Tự Do cũng vậy, cũng hay, nhưng tự do tâm linh hay tự do bản năng đây? Tự do bản năng th́ không được rồi, c̣n tự do tâm linh th́ lại khác. Kẻ có tự do tâm linh th́ không c̣n thích sống tự do, họ tự qui định ḿnh trong những mẫu mực, quy củ, h́nh thức, lễ nghi. Và tôi cũng vậy, tôi đang tu tập trên lối về "không tự do". Giải Thoát à? Đạo Phật thường nói đến chủ đích này. Nhưng mà giải thoát hết th́ tôi không thích, v́ tôi đang c̣n ở trong cuộc đời này, tôi c̣n vợ con, gia sản, t́nh huynh đệ, bằng hữu, thầy tṛ, thôn xóm, quê hương và cả nhân loại nữa. Nên tôi, với từng này tuổi đầu, tôi đang tập tành cái "không giải thoát". Giác Ngộ nữa, đồng ư! Nhưng giác ngộ quá th́ ta c̣n làm được điều ǵ trên cuộc đời này? Không làm được cái ǵ cả. V́ sao vậy? V́ giác ngộ nên ta đă biết ráo mọi kết quả sau cùng, mọi kết quả hư huyễn "dă tràng xe các biển Đông" của nó. Giác ngộ th́ sẽ không c̣n vọng tưởng để mà tạo hỏa tiển, máy bay, chinh phục Sao Kim, Sao Hỏa, xây dựng lâu đài, dinh thự,... Do vậy sau này tôi c̣n học cái bày học "không giác ngộ" nữa. Nói tóm lại, cả hai đàng đều phải học hết mới là trọn vẹn Đạo Phật. Xin cạn lời! Cuộc thảo luận đến đây dường như hết ư. Mọi người quay qua muốn nghe lời phát biểu của vị chủ tŕ. Nhà Sư mỉm cười nâng chung trà lên: - Xin chư vị dùng trà kẻo nguội lạnh lâu rồi! Mọi người cười ha hả. note: nếu có bạn nào mà không hiểu hoặc chỉ hiểu đôi chút vài ư chỉ tinh yếu của mẩu chuyện này th́ cứ xin Vấn, các bạn khác sẽ Đáp cho. |