Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: MinhĐạo Reply Post Message Date: Tue Jun 12 22:01:18 2007 |
Subject: Quán Tự Tại |
Post No: 3878 Reply to: 3877 |
""""Ba.n na`o bie^'t chu+~ "tu+. ta.i" nghi~a la` gi` xin cho bie^'t. Chu+~ na`y vo*'i chu+~ "an nhie^n tu+. ta.i " co' gio^'ng nhau kho^ng. To^i xem ba?n tie^'ng ngoa.i quo^'c thi` tha^'y chu+~ "Avalokiteshvara", nhu+ng chu+~ na`y la.i co' nghi~a kha'c. Xin ca'm o*n tru+o*'c."""" QUÁN THẾ BỒ TÁT PHỔÔN PHẨ GIẢNG KÝ Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Diễn Bồi Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa 5. Giải thích sơ lược tựa đề của phẩm kinh này Phẩm này mang tên “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổôn Phẩm”, tổng cộng tám chữ. Quán Thế Âm Bồ Tát là Nhân (người), Phổôn Phẩm là Pháp. Quán Âm là người năng chứng, Phổôn là pháp được chứng. Bởi thế, phẩm này dùng Nhân và Pháp để đặt tên. Trong năm chữ dùng Nhân để đặt tựa, ba chữ đầu là biệt danh, chỉ mình Quán Âm là có thể xưng hô như thế, hai chữ sau là tên gọi chung. Phàm những ai phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo, đều có thể gọi là Bồ Tát, chứ chẳng phải chỉ để gọi riêng một ai. Quán Thế Âm là đức hiệu của Bồ Tát; có lúc còn gọi là Quang Thế Âm (2), có khi gọi là Quán Tự Tại, có lúc gọi tắt là Quán Âm. Danh xưng Quán Thế Âm là do ngài Tam Tạng La Thập phiên dịch, còn Quang Thế Âm là do ngài Tam Tạng Trúc Pháp Hộ phiên dịch. Quán Tự Tại là do ngài Tam Tạng Huyền Trang phiên dịch. Ngài còn được gọi là Quán Thế Tự Tại hoặc Thánh Quán Tự Tại. Thánh là chữ tán thán. Theo bản Tâm Kinh Lược Sớ của ngài Pháp Tạng, chữ Quán Tự Tại có hai nghĩa: 1) Ước theo trí giải thoát, thì với trí huệ của Quán Âm, Ngài đã thấy cảnh sự lý vô ngại, đạt đến mức độ tự do, tự tại, chẳng còn chút chướng ngại mảy may nào. 2) Ước theo bi giải thoát thì đối với những cơ nghi đáng được hóa độ, thường hiện ra trước cứu giúp, lòng đại bi của Quán Âm cũng đã đạt đến mức tự do, tự tại, chẳng còn nhận thấy có gì bó buộc, xem xét thế giới, tự tại dẹp khổ, ban vui, nên gọi là Quán Thế Tự Tại. Còn ý nghĩa chữ Quán Thế Âm do ngài La Thập dịch thì đến phần giải thích kinh văn sau này sẽ giảng tường tận. Tuy có các danh xưng bất đồng, kỳ thực là một người. Nếu so giữa cách dịch của ngài La Thập và ngài Huyền Trang thì: một đằng chú trọng dịch ý, một đằng chú trọng dịch thẳng, cho nên mới dịch khác nhau, chẳng thể nói ai dịch đúng, ai dịch sai. Chẳng qua người trong niệm thường quen xưng niệm là Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Quán Âm. A Di Đà Phật |