Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Duc Hoang Reply Post Message Date: Thu Apr 19 06:37:20 2007 |
Subject: KHE KINH |
Post No: 3814 Reply to: 3808 |
Chư pháp hữu kính mến Kinh: Kinh (Tiếng Phạn là Sutra) có nghĩa là đường thẳng. Noi theo đường thẳng mà đức Phật hướng dẫn để đi, sẽ đạt đến mục đích liễu sinh, thóat tử, tự tại an lạc. Kinh, trên phải kết hợp với chân lý muôn đời không thay đổi, dưới phải khế hợp với căn cơ chúng sanh muôn ngàn sai khác, nên cũng được gọi là “khế kinh”. Pháp sư AN ĐẠO đời ĐÔNG TẤN chia một bộ kinh làm 3 phần: a) Phần Tự: Phần Đầu của Kinh b) Phần Chính tông: Phần Thân của Kinh c) Phần Lưu thông: Phần Chân của Kinh Ngòai việc tụng kinh , để sống tốt đẹp giữa xã hội, người cư sỹ còn phải thực hành: Tứ nhiếp pháp: 1. Bố thí: Cho tài vật của mình với tin thần 3 không 2. Ái ngữ: Nói lời thành thật và thương yêu. 3. Lợi hành: Làm lợi lộc cho người. 4. Đồng sự: Hợp tác tốt đẹp với người. Tất cả những bộ kinh Phật đều được viết sau khi Đức Phật diệt độ. Theo Đạo Phật, một bộ kinh được công nhận, phải gồm 6 việc thành tựu: 1. Văn thành tựu: “Ta nghe” 2. Tín thành tựu: “Như vầy” 3. Thời thành tựu: ột thuở” 4. Chủ thành tựu: “Đức Phật” 5. Xứ thành tựu: Ở thành Xá Vệ” 6. Chúng thành tựu: “Cùng chúng tỳ kheo...” Kinh Kim Cương: “Các pháp bình đẳng không có cao thấp”. Đức Phật chế ra 84,000 pháp môn khác nhau để đối trị 84,000 căn bệnh của chúng sanh. Con số “84,000” tượng trưng cho sồ lượng lớn. Như trong phẩm “Dược thảo dụ” Kinh Pháp Hoa, con người tùy theo lớn nhỏ, mà hưởng thụ lượng nước từ mưa rơi có khác nhau. Như cây lớn, thì hưởng nhiều, cỏ thì hưởng ít... Cho nên, không nên phân biệt, xem pháp môn tu học của mình hơn của người khác, rồi sanh tâm hủy báng pháp môn của người.ỗi người nên chọn một pháp môn phù hợp với căn cơ của mình mà tu học. Tứ hoằng thệ nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đọan Pháp môn vô lượng thệ nguyện họ Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Kinh điển không phải là chân lý, chỉ là phương tiện dẫn đắt chúng sinh đến Giác Ngộ – Niết Bàn, Giáo Pháp đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Trong suốt 49 năm thuyết pháp, nói kinh hơn 300 hội, Đức Phật bảo không nói gì (Vô ngôn thuyết: từ trong tâm của “Pháp thân vô tướng”lưu thông ra, để thích hợp suốc tất cả các tầng lớp muôn lòai chúng sanh), bản thân đức Phật cũng không viết một dòng chữ nào, vì không cho lý do để chúng sanh cố chắp vào văn tự (Vô tự kinh: Kinh không chữ). Đức Phật cũng từng nói: “Sai kinh là ma nói, còn y kinh là nói oan cho đức Phật”. Vì phương thuốc chỉ phù hợp để chửa bệnh nầy, mà không thể chửa bệnh khác được. 8 điều pháp giới khi tụng kinh: 1. Văn tự đọc không sai sót 2. Tiếng đọctrúng sách 3. Không ăn rượu thịt 4. Không ăn tạp những vị cay hôi nồng nàn. 5. Tay sạch sẽ khi cầm kinh hoặc vật cúng 6.iệng không nói phiếm, nói tục 7. Quần áo sạch sẽ. 8. Chỗ ở nghiêm tịnh. Ngũ thời thuyết: 1. Thời Hoa Nghiêm được ví như sữa. 2. Thời A Hàm được ví như váng sữa (sanh tô). 3. Thời Phương Đẳng được ví như thục tô (Sanh tô luyện cho tinh thêm) 4. Thời Bát Nhã được ví như dầu sữa chín (Đề hồ) 5. Thời Pháp Hoa & Niết Bàn được ví như mỡ sữa (thượng vị đề hồ) Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật. |