Message Board: |
DISCLAIMER: This board is not connected to any organization. All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board. Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism. |
Poster: Annam Reply Post Message Date: Mon Oct 17 05:20:22 2005 |
Subject: Cư sĩ Lư Bỉnh Nam |
Post No: 1874 Reply to: 1873 |
http://www.niemphat.net/thanhhien/lybinhnam.htm Cư sĩ Lư Bỉnh Nam thời Dân Quốc, hiệu Tuyết Hư hay Tuyết Tăng; người thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Tự bé, ông đă dĩnh ngộ, hiếu học. Ông chuyên học về pháp luật chánh trị và học cả Trung Y, nghiên cứu Phật học: Giáo, Thiền, Tịnh, Mật ông đều thường tu tŕ. Ông từng giữ chức giám ngục của huyện Lữ, nhưng nhân từ tột bực, chung thân ăn chay. Ông quy y với vị Tổ thứ mười ba của Tịnh tông là Ấn Quang đại sư, được ban hiệu là Đức Minh. Ông gắng sức tự hành, dạy người chuyên tu Tịnh nghiệp. Sau ông đáp lời mời, làm bí thư cho vị chủ nhiệm quản trị nha thờ phụng Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư (Khổng Tử). Ông theo chủ nhiệm Khổng Thượng Công (Khổng Đức Thành) thiên di theo chính phủ về Trùng Khánh, sống ở biệt thự Ỷ Lan thuộc núi Ca Nhạc. Mỗi sáng sớm, ông lên chùa Vân Đảnh để lễ tụng, niệm Phật. Ít lâu sau, ông lănh trách nhiệm giảng dạy cho Phật Học Giảng Diễn Hội của chùa mấy năm, người tin theo rất đông. Năm Dân Quốc 35 (1946), theo Khổng Thượng Công trở về Nam Kinh, ông thường giảng kinh tại chùa Phổ Tế và Chánh Nhân Liên Xă. Tháng Hai năm Dân Quốc 38 (1949), vào lúc sáu mươi tuổi, ông theo Khổng Thượng Công qua Đài Loan, ngụ tại thành phố Đài Trung. Vừa mới sắp xếp công vụ xong, ông đă t́m được chùa Pháp Hoa làm cơ sở hoằng pháp và lập pḥng chẩn mạch Trung Y, lập Bồ Đề Y Viện và Thí Y Hội v.v… để chữa trị, hốt thuốc miễn phí. Ông khởi xướng những sự nghiệp hoằng hóa, từ thiện để tiếp dẫn quần cơ đồng tu Tịnh Nghiệp. Ông trù bị, tổ chức và thành lập Đài Trung Liên Xă và đoàn thể hoằng pháp, diễn giảng các kinh điển của đạo Nho và đạo Thích. Ông thường nhóm chúng niệm Phật; cử phái viên hoằng pháp đến thăm các nhà giam và những gia đ́nh liên hữu. Do đó, pháp duyên ngày càng rộng răi; ṭa giảng kinh của ông mở rộng đến các chùa Linh Sơn, Bảo Giác, Bảo Thiện v.v… Ông c̣n khuếch trương những cơ sở truyền giáo khắp cả Tam Đài (Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam), chuyên hoằng dương Tịnh Độ phổ độ chúng sanh. Mỗi năm, cử hành Phật thất nhiều lần; lần nào ông cũng đích thân chủ tŕ, ân cần, thiết tha huấn thị. Ông thường soạn các tài liệu Phật học hàm thụ và vấn đáp, soạn các chương tŕnh phát thanh miễn phí gởi tặng các đài phát thanh. Về trước tác có: A Di Đà Kinh Trích Chú Tiếp Mông Kỵ Nghĩa Uẩn (lược chú kinh Di Đà để những người kém hiểu biết lănh hội được ư nghĩa sâu xa), Đại Chuyên Học Sinh Phật Học Giảng Ṭa (tài liệu giảng dạy Phật học cho sinh viên chuyên ngành Phật học) gồm sáu cuốn; Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Hoằng Hộ Tiểu Phẩm Vựng Tồn v.v… hóa độ nhân gian. Nhân đó, ở các nơi gần hay xa, mọi người đều được b́nh đẳng hưởng thụ pháp ích. Sau ông nghỉ việc để tăng thời gian hoằng pháp; luôn luôn khuyên người khác tin sâu nhân quả, già dặn, chắc thật niệm Phật. Ngày mười hai tháng Tư năm Dân Quốc 75 (1986), ông bảo đệ tử hầu cận: - Ta sắp đi đây! Đến sáng hôm sau, ông niệm Phật đến mức nhất tâm bất loạn, dặn ḍ đệ tử rồi nằm yên lành mà tịch, thọ chín mươi bảy tuổi. Lúc trà tỳ, thu được hơn cả ngàn viên xá lợi ngũ sắc. (theo Lư Công Tuyết Lư Lăo Cư Sĩ Lược Sự) |