Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Đỗ Phương         Reply   Post Message
Date: Thu Nov 21 05:36:40 2002
Subject:  Bồ đề tự tánh của Vật lư học
Post No:  1077    

"Bồ đề tự tánh" của Vật lư học (Physics)

Khoa học (Science) vốn được coi là sản phẩm của tư duy lư trí (logic thought) phương Tây và không ai có thể phủ nhận tác động của nó tới dáng vẻ bề ngoài của cả nhân loại trên hành tinh này. Tuy nhiên với nhiều người phương Đông, thứ tư duy biện biệt này không đem lại lợi ích cho tâm linh v́ nó dựa trên cơ sở nhị nguyên luận (dualism), đặt người quan sát hay nghiên cứu độc lập với đối tượng bị quan sát, nghiên cứu. Do đó, những tri thức khoa học nói chung, dù tự nó là thuần túy khách quan, không độc hại.... song lại có thể trở thành nanh vuốt cho những con chó sói nơi tâm khảm con người. Có thể ví dụ như lư thuyết di truyền học đă bị Hitler lợi dụng để bày ra học thuyết “người thượng đẳng” và thảm sát dân Israel , hay lư thuyết phân ră hạt nhân được các nhà quân sự khai thác để chế bom nguyên tử có khả năng giết người hàng loạt.
Sẽ có người hỏi: “Nói như vậy th́ nền khoa học của nhân loại là nguyên nhân dẫn tới mọi sự suy thoái và chết chóc sao?”. Câu trả lời là Đúng, nhưng vẫn c̣n một vế nữa, rằng : nền khoa học của nhân loại cũng đem tới những hạnh phúc vật chất cho mọi người và cả hạnh phúc tinh thần cho những người hiểu và sử dụng khoa học với tâm hồn lương thiện.
Ở đây, tôi xin viết đôi điều về khía cạnh hạnh phúc tinh thần mà tôi t́m được trong Vật lư học, một ngành khoa học của nhân loại. Nó không có liên quan ǵ với những hiệu quả thu được từ khoa học tâm lư (Psychology) vốn cũng là một khoa học ứng dụng nhằm t́m hiểu, giáo dục và chữa bệnh tâm lư cho con người. Hạnh phúc này tôi có được phần nhiều là nhờ những năm tháng thực tập trước đó, theo pháp môn của sư ông Thích Nhất Hạnh, để đến khi đọc được một cuốn sách của một nhà khoa học phương Tây, hạnh phúc ấy mới thật sự toàn vẹn v́ tôi mới gộp lại và làm sáng tỏ được những ngụ ư về thực tại mà đạo Bụt và Vật lư học muốn nói đến. Đó là cuốn "Lược sử thời gian" (A brief history of time) của Dr. Stephen W. Hawking, Đại học Cambridge, Anh quốc.
Cuốn sách đề cập đến nhiều chuyện song đáng chú ư nhất là những mô tả cho một “lư thuyết thống nhất lớn của vũ trụ". Lư thuyết này bao hàm cả 2 học thuyết vật lư hiện đại là thuyết tương đối (General Relative) của Albert Einstein và cơ học lượng tử (Quantum mechanics). Sự kết hợp này đưa tới một h́nh dung về "vũ trụ không có biên" (No-boundary Universe) với chiều thời gian đo bằng trị số ảo (imaginary digit = khai căn bậc hai của một số âm). Nói là “không có biên” v́ nó không có biên giới hai đầu là sinh ra và chết đi, không có điểm kỳ dị (Singularity). C̣n vũ trụ mà thông thường chúng ta nói đến (có khái niệm mặt trời, thiên hà, con người, loài vật....) th́ có chiều thời gian đo bằng trị số thực (= khai căn bậc hai của một số dương) và tồn tại hữu hạn từ Big Bang đến Big Crunch (hay black hole).
Điều đặc biệt cần chú ư là tính “thực” (reality) của trị số thực và ảo. Trong toán học người ta mô tả chúng bằng 2 trục số cắt nhau tại điểm 0 (Zero) và coi chúng có ư nghĩa như nhau. Thời gian được đo bằng trị số hay trị số ảo tương đương nhau về ư nghĩa và 2 vũ trụ có biên hay không có biên đều tính “thực” như nhau.
Khi đọc hiểu đến phần này trong cuốn sách “Lược sử thời gian”, tôi đă giật ḿnh khi nhớ đến Minh và Vô Minh, Vô Tướng và Hữu Tướng của Bụt. Một sự trùng hợp nữa là khái niệm của Richard Feynman: Xem lượng tử (particle) là "tổng lịch sử các quỹ đạo khả dĩ" (sum over histories). Khái niệm này thật sự có khác ǵ “vô phân biệt trí” của Bụt!. “Vô phân biệt trí” nghĩa là sự hiểu biết không phân biệt vật thể nào là lớn nhỏ, xấu đẹp..... Đă không phân biệt th́ có thể gom tất cả vào làm một, cái này cái kia chỉ là tạm thời do ‘Tự tính Bồ Đề” hiển hóa thành. Phép toán mô tả vũ trụ sử dụng khái niệm lượng tử của Feynman, về ư nghĩa là gạt bỏ tất cả những khác nhau do trạng thái nhất thời của lượng tử, nghĩa là bất chấp hạt lượng tử đó nằm trong một vật to hay nhỏ, nặng hay nhẹ....đều được gộp vào “lịch sử”. Ôi kỳ lạ khi mà hai ḍng tư tưởng dường như hoàn toàn xa lạ với nhau lại có thể gặp nhau ở điểm cuối cùng này.
Khi kết hợp với ảnh hưởng của thuyết tương đối th́ phép toán này cho thấy một lượng tử cực nhỏ tạo nên toàn bộ vũ trụ. Vũ trụ ấy là “không có biên”. Nó tồn tại một cách hiện hữu như vũ trụ “có biên” song lại có đặc tính bất sinh bất tử, không nhơ không sạch , không thêm không bớt. Vũ trụ này là "Vô tướng vũ trụ" cùng với "Có biên - Hữu tướng vũ trụ" là hai bộ mặt của thực tại. “Trung Đạo” của Bụt cũng từ sự hiểu biết này mà ra.
Hệ quả của thống nhất 2 ḍng tư tưởng Đông – Tây không chỉ dừng ở phạm vi nền văn minh Homo sapien sapien, mà nó c̣n mở rộng tới toàn bộ các nền văn minh trong vũ trụ. Tôi dám khẳng định điều này v́ như bản thân nội dung của vật lư học và đạo Bụt đă là “không có giới hạn”. Nếu một ngày nào đó, có những sinh vật từ một nền văn minh ngoài Thiên hà tới viếng thăm Trái đất th́ câu chuyện giữa họ với chúng ta không chỉ có những kỹ thuật du hành vũ trụ mà sẽ có những trao đổi thú vị về kinh nghiệm sống “tỉnh thức”. Và biết đâu đấy, tăng đoàn sẽ có những thiền sinh khoác bên ngoài bộ áo giáp du hành vũ trụ, một tấm vải màu tro của ḍng Thiền Trái đất!.

Đây là địa chỉ Internet để tham khảo về “Vô tướng vũ trụ”: http://www.pbs.org/wnet/hawking/universes/html/bound.html

Đỗ Phương (phuongdx@hotpop.com)

1078<--Next   Previous-->1076   View top 40 messages