Message Board:

DISCLAIMER:    This board is not connected to any organization.  All messages are solely the personal opinions of the posters. We are not responsible for any postings (or the resulting side-effects) that are expressed on this board.  Posters, please confine your discussions to subjects concerning the study of Buddhism.    


Poster:  Vạn Pháp         Reply   Post Message
Date: Fri Sep 20 15:51:29 2002
Subject:  Phật Học, Học Phật
Post No:  1055     Reply to:   1051

( " Phải chăng cái ư-vị thâm trầm nhất của Phật-học là ở chỗ đó, ở chỗ tinh thần ( vô-trụ, vô-tướng ) của Nó, nghĩa là ở chỗ Nó là một học-thuyết không có chủ-thuyết, một giáo lư không có giáo điều... một tôn giáo không có Giáo-chủ. " )

Phật Học Định Nghĩa:

Vô Trụ:

1.) Chẳng ở yên một chỗ. Các pháp đều chẳng có tự tánh; v́ chẳng có tự tánh, cho nên chẳng yên trụ; chúng nó tùy theo nhân-duyên mà sanh diệt, biến chuyển.

2.) Vô-trụ tức là vô sở trụ, nghĩa là: Thân, Tâm chẳng nương dựa, chẳng vướng vào một sự nào, một lư nào. Vô-trụ tức là vô-biên Thân, cái Thân của Như-Lai không có hạn lượng, ở đâu cũng có, lúc nào cũng có.

Vô-trụ tức là Hư Không, tức là Như-Lai tánh.

Vô-trụ tức là Kim-cang Tam Muội, v́ phép Kim-cang Tam-Muội của Phật phá hoại tất cả các sở trụ.

Vô-trụ tức là Ảo-hóa. Đức Như-Lai cũng như thế, ngài có sức Ảo-hóa vô-lượng.

Vô-trụ tức là chẳng có thủy và chẳng có chung. Đức Như-Lai cũng như vậy.

Vô-trụ tức là cơi ( Vô-biên Pháp-giới ), cơi Pháp vô-tận của Như-Lai.

Vô-trụ tức là Thủ-Lăng-Nghiêm Tam-muội. Với phép Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, đức Như-Lai biết tất cả các pháp, mà chẳng mắc vướng vào đâu cả.

Vô-trụ tức là Xứ phi-xứ Lực. V́ đức Như-Lai có phép ấy, ngài thấy chỗ phải và chỗ quấy của chúng-sanh, ngài không c̣n trụ vào đâu nữa.

Vô-trụ tức là phép Đàn Ba-la-mật cho tới phép Bát-nhă Ba-la-mật. Bồ-tát lần lượt hành đủ sáu phép Ba-la-mật, chớ chẳng yên trụ vào một phép nào cả, cho đến chẳng trụ ở phép Bát-nhă-ba-la-mật.

Vô-trụ tức là Tứ niệm xứ. Đức Như-Lai hành xong Tứ niệm xứ, th́ chẳng trụ ở đó. V́ nếu ở đó, làm sao thành Phật ?

Vô-trụ tức là Cơi chúng-sanh vô-biên. Như-Lai đến tận cơi ấy rồi, chẳng trụ ở đó.

Vô-trụ tức là không nhà cửa, không có chi cả, không sanh, không diệt, không tướng, không bị trói buộc, không có phiền năo. Tức là Vô-vi, Đại-Niết-bàn, Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.


Nếu bạn mà hiểu được chữ Vô-Trụ dựa trên định nghĩa ở trên, th́ trong đó bạn sẽ hiểu ngay Vô-tướng, Vô-học, Vô-thuyết, Vô-sở-đắc, Vô-sở-cầu, Vô-sở-chứng. Sau này tôi sẽ retype những các chương sau khác th́ bạn sẽ hiểu ngay thôi.

Giáo-lư nhà Phật là Giáo-lư rất vững chắc dựa trên cơ sở của ( thực nghiệm bản thân ) nhưng mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại phải " PHỦ ĐỊNH " nó là v́ không muốn các hàng đệ tử phải nô lệ nào các Kinh-Điển mà không thể nào hoàn toàn giải thoát từ những Giáo-Điều mà Phật cho rằng tất cả những ǵ ngài nói đều là Giả-Lập, v́ giả-lập nên mới có Giả-Danh, Giả-Tự. { Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra chưa từng nói một lời nào! } KINH-LĂNG-GIÀ Rơ ràng là Ngài nh́n nhận đă thuyết pháp và nói rất nhiều trong suốt 49 năm, nhưng tại sao Ngài lại Phủ-Định mà nói là Ngài chưa từng nói lên một lời nào.

Lúc sơ cơ Phật bảo mọi người tin Ngài mà chân chính tu hành để thành Phật như Ngài, cho đến lúc mọi người hàng phục được tâm tánh của ḿnh th́ Ngài lại bảo rằng " Chẳng " có Niết-Bàn nào cả, càng muốn cầu chứng Niết-Bàn th́ lại chẳng được Niết-Bàn, v́ càng tu hành xả thân v́ đạo để mong được cầu chứng Niết-Bàn th́ cái cầu chứng ấy đă có dă tâm và dục vọng rồi mà chính vị hành-giả ấy cũng không thể nhận thức được. Cái dă tâm và dục vọng ấy đă núp bóng và trá h́nh dưới sự h́nh thức tu hành chân chính của ḿnh, cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới đưa ra phương phép ( pháp ) Vô-sở-Cầu, Vô-sở-chứng, Vô-sở-đắc. Sở có nghĩa là chỗ, không có chỗ nào để cầu chứng, cầu đắc. Sự Phủ-Định đó cũng không ngoài cái mục đích là muốn các hàng đệ-tử thể nhập vào nó một cách tự nhiên mà không phải nô lệ vào nó.

C̣n vấn đề " một tôn giáo không có Giáo-chủ. " Trước hết tôi xin cần phải minh định từ ngữ " Giáo-chủ " của các tôn-giáo trên thới-giới xưa và nay thường dùng. Giáo-chủ là một Đấng thiên liêng, rất được mọi người sùng bái một cách tôn kính, là một đấng để cho mọi người tín ngưỡng một cách trung thành, địa vị của vị Giáo-chủ đó phải được dựng lên trên tất cả mọi người và vật, là một đấng có một không hai trên vũ-trụ này, không một ai thay thế địa vị của Đấng Giáo-chủ ấy ngay chính cả những tín-đồ trung thành nhất cũng không ngoại lệ.

Vậy Phật-giáo có khuynh hướng nhận định như vậy không? Trước hết, bạn phải hiểu mục đích cuối cùng của Đạo Phật là như thế nào. Mục đích cuối cùng của Đạo Phật là dẫn dắt tất cả chúng sinh ( giới chúng hữu t́nh ) tu hành để thành Phật như Ngài dựa trên nguyên lư cơ sở của Thân-Chứng ( lấy Thân-tâm của ḿnh ra để Chứng-minh ). Tạm gọi là " mục đích cuối cùng " nhưng thật ra không có mục đích nào là cuối cùng ǵ cả, v́ có tư tưởng " mục đích cuối cùng " là đă tự ḿnh thiên lệch và " TRỤ " vào nó rồi.

Nếu chúng sinh tu hành để mà thành Phật như Ngài ( Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ). Theo giáo-lư Nhà Phật, chúng sinh ( vị hành giả ) có thể có một địa vị ngang hàng với Đức Phật, v́ Phật không muốn bất cứ ai núp bóng sau cái vạc áo của Ngài mà làm một cái bóng mờ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vậy th́ trái ngược với định nghĩa " Giáo-chủ " của các tôn giáo rồi. Đức Phật ví Ngài như vị Thầy Thuốc Lương Y muốn cứu khổ giải thoát cho mọi người, Giáo-pháp ( giáo-lư và giáo điều ) của Ngài là những viên thuốc, chúng sinh muốn khỏi bệnh đau khổ đi đến giải thoát hay không là tự ḿnh phải chọn uống những liều thuốc nào, không ai bắt buộc ai cả.





Xin bạn hăy theo dơi nhừng kỳ " RETYPE " sau của các chương khác của cuốn " Phật Học Tinh Hoa " của Tiến-Sĩ Triết-Học Nguyễn Duy Cần


1056<--Next   Previous-->1054   View top 40 messages